Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Share NHỮNG BẰNG CHỨNG SINH ĐỘNG.pdf - 1 MB

Share NHỮNG BẰNG CHỨNG SINH ĐỘNG.pdf - 1 MB

NHỮNG BẰNG CHỨNG SINH ĐỘNG
VỀ THIỀN PHÁP QUÁN ÂM TRONG TÔNG CHỈ THIỀN QUÁN
CỦA “ĐẠI CHÂN VIÊN GIÁC THANH”-
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ- VIỆT NAM
---------
“Đại Chân Viên Giác Thanh - Trúc Lâm Tông chỉ” là tông chỉ tu hành theo pháp Quán Âm cổ xưa của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tại Việt Nam đời Trần.
Đây là tác phẩm nói về yếu chỉ hành thiền của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm (tự là Hy Doãn, từng làm tới chức Thị Trung đại học sĩ) – một hành giả tu thiền, học thức cao rộng, vượt hẳn lên trên mọi khuôn khổ tầm thường. Ông tinh thông Tam Giáo,Cửu Lưu, Bách Gia Chư Tử; giàu kinh nghiệm tu học, không gì là không nghiền ngẫm đến nơi đến chốn. Ông cũng được đệ tử thiền phái Trúc Lâm tôn xưng là Trúc Lâm Đệ Tứ Tổ; là người đại khai ngộ với tâm rộng lớn bao la, xuyên suốt được ba huyền (Chu Dịch, Đạo Đức Kinh, Thái Huyền); tóm thu, điều khiển được muôn vật.
Bộ sách “Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh” hay “Hai bốn loại Âm thanh Giác Ngộ” của ông trước tác đã trình bày rõ ràng mọi chỗ u huyền của Phật Pháp; chia cắt ngọn ngành, thâu tóm mối manh, mở toang những gì là tinh vi uẩn áo của tông chỉ Quán Âm – Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Việt Nam.
(Tác phẩm này đã được in thành sách, bản chữ Hán và được nhà nghiên cứu Cao Xuân Huy dịch sang tiếng Việt với tên gọi “ Thơ văn Ngô Thì Nhậm- tập 1- Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh- Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội– 1978- Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam – Ban Hán Nôm).
...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét