“Đại
Chân Viên Giác Thanh - Trúc Lâm Tông chỉ” là tông chỉ tu hành theo pháp Quán Âm
cổ xưa của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tại Việt Nam đời Trần.
Đây
là tác phẩm nói về yếu chỉ hành thiền của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm (tự
là Hy Doãn, từng làm tới chức Thị Trung đại học sĩ) – một hành giả tu thiền,
học thức cao rộng, vượt hẳn lên trên mọi khuôn khổ tầm thường. Ông tinh thông
Tam Giáo,Cửu Lưu, Bách Gia Chư Tử; giàu kinh nghiệm tu học, không gì là không
nghiền ngẫm đến nơi đến chốn. Ông cũng được đệ tử thiền phái Trúc Lâm tôn xưng
là Trúc Lâm Đệ Tứ Tổ; là người đại khai ngộ với tâm rộng lớn bao la, xuyên suốt được ba huyền (Chu
Dịch, Đạo Đức Kinh, Thái Huyền); tóm thu, điều khiển được muôn vật.
Bộ
sách “Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh” hay “Hai bốn loại Âm thanh Giác Ngộ” của
ông trước tác đã trình bày rõ ràng mọi chỗ u huyền của Phật Pháp; chia cắt ngọn
ngành, thâu tóm mối manh, mở toang những gì là tinh vi uẩn áo của tông chỉ Quán
Âm – Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Việt Nam.
(Tác phẩm này đã được in
thành sách, bản chữ Hán và được nhà nghiên cứu Cao Xuân Huy dịch sang tiếng
Việt với tên gọi “ Thơ văn Ngô Thì Nhậm- tập 1-
Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh-
Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội– 1978- Ủy ban Khoa học xã hội Việt
Nam – Ban Hán Nôm).
Sau
Trúc Lâm Tam Tổ ( Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôn, Pháp Loa, Huyền Quang) thì
phong khí nhà thiền rất vắng lặng. Cái tuệ giác siêu việt của năm trăm năm về
trước chỉ được phát huy trở lại bởi tông chỉ về Quán Âm của Ngô Thì Nhậm. Do
đó, các đệ tử trong phái Trúc Lâm tôn ông làm Đệ Tứ Tổ cũng không có gì là quá
đáng. Ý chỉ tu tập về hai mươi bốn loại Âm Thanh huyền nhiệm chính là nguyên lý
về Diệu Âm – nguồn sống hình thành nên Vũ Trụ (thế giới hữu vi cũng như vô vi).
Chỉ những người tỏ ngộ được Đạo lớn mới có thể biết được Diệu Âm.
Đạo
lớn (Diệu Âm) phát ra tự trời, lưu hành khắp Vũ Trụ, phân tán thành vạn vật.
Mọi sự vật hiện tượng thì đồng thể, nhưng về dụng thì khác. Đồng là gốc mà khác
là ngọn. Mọi hình thức tu tập thì bề ngoài tưởng như khác nẻo nhưng khi tiến
đến chỗ cực kỳ tinh vi thì không có gì vượt ra ngoài Đạo lớn kia được.
“Đại
Chân Viên Giác Thanh” là hai mươi bốn định nghĩa rốt ráo về Âm Thanh chân thực
của sự Giác Ngộ viên mãn, còn gọi là Diệu Âm (theo định nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm
và Kinh Pháp Hoa). Diệu Âm là một hình thức siêu Âm Thanh có công năng kích
động người nghe, chuyển họ từ trạng thái mê muội sang tỉnh ngộ mà chứng được
đại Trí Huệ, khiến cho Đạo lớn được vang dội mãi
trong trời đất Vũ Trụ bao la. Sự tinh vi uẩn áo của chân nghĩa đạo lý có thể
được tỏ rõ ở ngôn ngữ và chữ viết; còn cái bí tàng của Tạo Hóa có lẽ nằm trong
Diệu Âm chăng? Lớn lao thay cái ý và cái tượng của Diệu Âm!
“Trúc
Lâm Tông chỉ Nguyên Thanh” định nghĩa rõ ràng về Diệu Âm là Chân Thanh hay Chân
Âm- Cội nguồn phù trì của Đạo lớn.
Là
một hành giả tu tập Pháp môn Quán Âm, do tâm đắc và hiểu được ẩn ý sâu kín của
“Đại Chân Viên Giác Thanh”, nay tôi xin mạn phép trích dẫn, biên tập và bình
luận về “Hai mươi bốn Nguyên Thanh – tông chỉ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”
để hành giả Quán Âm trong và ngoài nước tham khảo về một tông phái tu thiền còn
hoạt động ở Việt Nam, có tông chỉ tu tập đặt trên căn bản là Pháp môn Quán Âm.
Mong các bậc cao minh về Đạo Pháp Quán
Âm, trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tham khảo và chỉ dẫn.
Sau
đây là trích dẫn và bình luận theo quan điểm Quán Âm về hai mươi bốn Nguyên
Thanh của “Đại Chân Viên Giác Thanh”.
1.
KHÔNG THANH - ÂM THANH CỦA CHÂN KHÔNG TỰ TÁNH:
Khi gõ
vào chuông hay mõ thì phát ra âm thanh. Hễ gõ mạnh thì kêu to, gõ yếu thì kêu
nhỏ. Âm thanh mà phát ra do một nguyên nhân nào đó (nhân duyên thanh) thì gọi
là thế gian âm- mang tính vô thường,
nghĩa là nếu âm thanh phát ra có nguyên nhân phát sinh thì có lúc nó phải tắt
mất đi.
Còn
trong Chân Không mà có Thanh thì Thanh ấy không biết từ đâu đến, cũng không
biết nó đi về đâu; đón trước nó thì không biết chỗ nó bắt đầu, theo sau nó thì
không biết chỗ nó chung kết, gọi là Diệu Âm, vì lúc nào nó cũng vang dậy trong
không gian mà không ngưng nghỉ. Diệu Âm này vốn có từ thuở trời đất chưa phân
lập (Tý chưa mở- chưa có trời; Sửu chưa sinh- chưa có đất); lúc Vũ Trụ
còn hỗn độn, mờ mịt, lộn xộn chưa phân biệt. Khi Dương đã xuống, Âm đã lên
(trời đất đã phân chia và vận hành điều hòa) thì Diệu Âm này vẫn quanh quẩn
bàng bạc ở trong đó. Từ xưa đến nay, hai yếu tố Thức Uẩn và Hành Uẩn đều nằm
trong Diệu Âm này cả. Diệu Âm này nghe thì nghe được mà tìm thì không tìm được.
Chính vì vậy mà Không Thanh (Âm Thanh của Chân Không) còn có thể gọi là Âm Thanh của Đại Vũ Trụ hay Diệu Âm.
2.
NGỘ THANH- ÂM THANH CỦA GIÁC NGỘ
|
Trong
sinh hoạt của con người có bốn tướng- đi, đứng, nằm, ngồi. Khi con người thức
dậy thì đi, đứng… thì động; vì động nên có tiếng. Nói năng, cười, khóc…
hễ tiếng đã phát ra thì người đều biết.
Trong
lúc ngủ nghỉ con người ở trong trạng thái tĩnh-
trên nguyên tắc vật lí là trạng thái không
có tiếng động. Nhưng trong chính trạng thái không có tiếng động mà chợt có Diệu Âm
phát ra thì người ngủ mê không tự biết được, chỉ riêng hành giả ngọa thiền là
nghe biết được. Cái Âm
vô âm ấy chính là Diệu Âm hồn nhiên bí mật của Tạo Hóa .
Âm thanh bí mật này còn gọi là Ngộ Thanh tức Âm Thanh của sự Giác Ngộ tỉnh thức.
Trong bài phú Thu
Thanh của Âu Dương Tu (1007- 1072) có câu:
“ Trăng sao vằng
vặc
Bốn phía tịch
lặng
Tiếng ở trong
cây”.
Đó là Ngộ
Thanh từ trời;
3. ẨN THANH-
ÂM THANH
CỦA TÀNG THỨC
Ẩn thanh là loại âm thanh phát ra nghe như tiếng ầm ầm của tiếng sóng
biển, tiếng sấm, tiếng thác đổ…
“… Ẩn kì lôi tại Nam Sơn chi dương…”
(nghĩa là: …tiếng sấm ầm ầm ở Nam Sơn…)
Thiền nhân tập trung tâm ý vào đệ tam nhãn mà ẩn ngữ
gọi là Nam Sơn hay Nam Thiên Môn và đi vào trạng thái như ngủ mê của đại định
thì bất chợt Hào Quang hiện ra ( quán Quang thấy được Siêu Ánh Sáng); rồi nghe
được Ẩn Thanh hay tiếng ầm ầm, rì rào của Hải Triều Âm (như tiếng sóng biển).
Trạng thái nghe được Ẩn Thanh là trạng thái tâm thức chí tĩnh mà động. Từ Hư Không (Thái Cực)- trạng thái khí hỗn độn khi trời đất chưa phân để phát sinh thành muôn vàn sự vật hiện tượng- mà trường lực quang minh thức tâm hình
thành. Trường lực này phát sinh siêu Ánh Sáng và siêu Âm Thanh gọi là Thái Cực
sinh Lưỡng Nghi. Từ trường lực này, hai khí Âm Dương (yếu tố m) cùng thể tốc (C) hạ dần xuống kết hợp lại làm phát sinh thế giới hữu hình của sum
la vạn tượng. Ẩn Thanh hay Hải
Triều Âm
chính là âm thanh phát ra của trường lực
quang minh thức tâm khi biến thành tàng
thức và các trạng thái của ngũ uẩn
(sắc, thọ, tưởng, hành, thức)- chỗ này Dịch Lý gọi là Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng.
4. PHÁT TƯỞNG THANH-
ÂM THANH
CỦA PHÁT KHỞI TƯỞNG
biến thành phàm
tâm vô thường.
Tư tưởng của bậc Thánh và kẻ phàm thì khác nhau về tần
số chấn động lực. Nhận biết tư tưởng nội tại không phải khó; biết được sự khởi
phát tư tưởng nơi người khác thì khó hơn. Sóng tư tưởng của bậc Thánh Hiền
có tần số chấn động lực rất cao. Ứng với một tần số chấn động lực phát tưởng,
ta có một tần số quang minh hay ánh sáng tương thích của tâm thức. Bậc Thánh có
khả năng nhận biết mọi tần số âm thanh của sóng tư tưởng phát khởi; còn hầu hết
chúng sinh phàm thường hay vọng tưởng quàng xiên với tần số chấn động lực rất thấp- mà càng vọng tưởng
điên đảo thì tư tưởng càng bế tắc, lòng dạ càng phiền nhiệt, nên không thể nhận
biết âm thanh của làn sóng phát tưởng qua bậc Thánh.
Tưởng thuộc về nhận thức nhị nguyên- gồm tâm nhận thức đối tượng (chủ thể) và
đối tượng bị nhận thức (khách thể). Phật thấy tưởng của con người thường sai lầm nên đã liệt nó vào một trong ngũ
uẩn (- sự ngăn che).
Hành giả Quán Âm luyện đến mức độ nâng cao tần số chấn
động lực nhất định có thể vượt khỏi Tưởng,
gọi là tới Phi Tưởng; thể tốc (C) tiến đến mức độ cao hơn nữa và tinh tế đến
mức không còn cái gọi là Tưởng lẫn Phi Tưởng thì gọi là Phi Phi Tưởng.
Kinh Phật có câu: “Nếu lấy Tưởng mà mong biết Phi Phi
Tưởng, hay là lấy nhận thức để cầu
thấy Đạo… thì chẳng thể thấy Như
Lai ”.
Hành giả tu pháp Quán Âm nâng cao được tần số chấn
động lực của Âm Thanh nội tại (C- còn gọi năng
lực phản văn) lên đến một mức độ tự động vượt qua được mức độ rung động của
Tưởng, Phi Phi Tưởng thì gọi là Chân Tưởng, Chân Kiến- thấy được siêu Quang,
siêu Âm.
5. KIẾN THANH- ÂM
THANH CỦA
THẤY TÁNH
Sự thấy vốn
không có Thanh, sao lại bảo thấy có Thanh?
Sự thấy của bậc cao minh khác với cái thấy của kẻ phàm
tục.
Thấy lợi mà quên nghĩa, thấy vàng mà quên thân mình…
đều là sự thấy của tâm phàm, tính phàm, mắt phàm. Sự thấy ấy không những không
có Thanh mà còn bị coi là sự thấy không chân chính.
Thấy việc nghĩa mà làm thì đó là cái thấy của tính
Dũng; thấy cái khả dục mà không loạn, đó là cái thấy của tính Định.
Tác động của sự nghe làm phát sinh tư tưởng. Thí dụ:
khi nghe tiếng trống thì người ta liên tưởng đến Dũng; nghe chuông thì liên
tưởng Định.
Sự biết có thể được thông qua hai ngả thấy và nghe.
Cái mà ta nghe hay thấy được của Đạo đó là Diệu Âm từ
Vũ Trụ.
Đạo tuy vốn vô âm sắc, không thấy biết được bằng giác
quan phàm nhưng có thể được biết qua Diệu Âm
tức siêu Âm mà Nó luôn rung động.
Từ một gốc Diệu Âm
mà hình thành nên muôn vật.
Phật Tính có thể thấy mà biết được thì cũng có thể
nghe mà biết được (về Nó), nên nghe được Diệu Âm thì thấy được Phật Tính (kiến
tính).
Cái thấy của kẻ phàm tục điên đảo, không chân chính
thì xa cách Diệu
Âm .
Cái thấy của bậc cao minh thì chân thực, gọi là kiến tính, hay “Như thị ngã kiến”, vì
vậy mà gồm luôn cả Âm Thanh
của việc Nghe chân thực (hay là Diệu Âm ).
6. HOÁN
THANH- ÂM THANH KHIẾN THOÁT ẢO
GIÁC
Hành giả Quán Âm
rốt ráo luôn là bậc chí nhân biết giữ thiên chân bằng cách phát huy và sống với
Âm thanh- điển quang nội tại bản thể.
Với chấn động lực Diệu Âm ,
tâm tính họ ngày càng ổn định, cảnh sắc trí tuệ trong sáng tĩnh lặng. Họ nhìn
rõ mọi sự việc- còn/ mất, hơn/ thua… bằng tâm trí bình thản; dù ở cùng Ngọc
Hoàng Thượng Đế cũng chẳng cho là vinh, dù ăn cùng kẻ hành khất cũng chẳng coi
là nhục… Ngoại cảnh dù muôn nghìn biến hóa, thay đổi vô thường mà toàn thể Phật
tính đâu mảy may biến đổi!
Tuy vậy, phàm nhân nếu không tu đúng chính pháp thì
lòng không có chân tri, không có chính kiến; sống trên thế gian chập chờn như
say như mộng, tâm ý mê loạn… Cho nên họ thường bị hoa mắt ù tai bởi ảo giác. Ma
cảnh vốn như huyễn mà họ chấp là thật có chỉ bởi sự trì kéo của chấn động lực
thấp thô của các tưởng niệm quàng xiên. Do không biết kĩ thuật nâng cao tần số
chấn động lực (C) của điện não, các sóng vọng tưởng không bị quét sạch mà hiện
lên đủ thứ ma cảnh quỷ mị, chưa nói đến việc tâm cứ luôn duyên ra ngoại vật,
ngoại cảnh.
Hàng giả không tu nội quán thì tâm khó an, khí thường
loạn, vì trong chính bản thân con người thì ý khí buổi sáng – buổi chiều đã
không giống nhau. Nếu tâm ý không định thì sao mà tĩnh được!; không tĩnh thì
cũng không an, không lự (tư duy hay suy nghĩ chân chính), không đắc (tiếp thu
hay nghi nhớ một vấn đề tư duy) được.
Pháp môn Quán Âm có công năng thức tỉnh tâm trí và kêu
gọi sự tỉnh giác bằng chấn động lực màu nhiệm của Diệu Âm .
Diệu Âm này có công năng triệt phá mọi vọng
tưởng, ảo giác, ma cảnh khiến cho hành giả có trí tuệ nhận biết và phân biệt
rạch ròi chân/ giả, Phật/ ma và khiến cho tâm trí thường hay phát khởi các tư
tưởng (ý niệm) thiện lành.
Đại Thiền Sư thì luôn có Đại Lực, Đại Trí còn gọi là
năng lực của Thiên Thủ- Thiên Nhãn- Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Năng lực này rõ
biết được mọi tần số chấn động lực từ cao đến thấp, phân biệt rõ mọi cảnh giới
và đẳng cấp của mọi loài chúng sinh. Bằng chính từ trường Đại Lực Siêu Âm và
Siêu Quang Tỉnh Giác, Đại Thiền Sư có thể đánh thức từ hạng phàm phu loạn tính
cho đến những giấc mơ ảo giác hóa bướm của Trang Chu*.
(* Sự tích Trang Chu hóa bướm: Trang
Chu nằm mộng hóa bươm bướm, khi tỉnh dậy không biết là Trang Chu
hóa bướm hay bướm hóa Trang Chu. Ý nói: không phân biệt đâu là mộng, đâu là
tỉnh– Trích từ “Trang Tử ”, Thiên Tề Vật
Luận ).
7. THOÁT THANH- ÂM THANH GIẢI
THOÁT
Ở đây, giải thoát là khỏi vô minh tăm tối.
Tạo Hóa có cái Đức hiếu sinh (“Thiên Địa chi đại đức
viết sinh”- thiên Hệ từ hạ, Kinh Dịch) nên quí trọng khí dương
mà khinh rẻ khí âm; Thánh Hiền có cái
Đức để tham dự với trời đất nên ẩn ác
dương thiện. Trọng dương (thiện lành) khinh âm (xấu ác) là tính chất của an
lạc, thoải mái, giải thoát.
Diệu Âm hay âm thanh giải thoát có công năng giải thoát hành giả khỏi gông cùm,
xiềng xích, ngục tù của tối tăm, xấu ác, ngu dốt.
Chúng sinh phàm ngu tại thế gian như sống trong ngôi
nhà đang cháy, đa số đều bị tập khí bẩm sinh gò bó, sa lầy trong ái dục, nhiều
tham muốn vật chất, chẳng hóa giải ba độc tham- sân- si.
Nếu không dùng kĩ thuật Quán Âm để nâng cao tần số tâm
thức (C) thì thiên hạ khó mà chuyển hóa tập khí tham- sân- si thành Từ- Bi- Hỉ-
Xả được. Kĩ thuật Quán
Âm chuyển hóa tà khí thành chân
khí, phục hồi ánh sáng trí tuệ nội tại. Diệu Âm
giúp hành giả giữ được lòng thành, xa rời mọi huyễn hoặc hão huyền; giúp người
thoát biển khổ phiền não, được an lạc. Do đó, Nó được gọi là Thoát Thanh .
(“Duy tinh duy
nhất, doãn chấp quyết trung”- nghĩa: Phải tinh chuyên mới nắm được Trung
Đạo- Kinh Thư ,
thiên Đại Vũ Mô ).
Phật Thích Ca thì lấy phép Tinh Tấn mà hàng phục vọng
tâm để giải thoát.
Quả thực, Tinh Nhất và Tinh Tấn là chuyển hóa tinh-
khí- thần quy về một điểm (mắt Trí Huệ) khiến phát sinh siêu Quang- siêu Âm.
Loài côn trùng đông
miên (ngủ suốt mùa đông) ở dưới đất khi nghe tiếng sấm sét thì tỉnh dậy.
Tiếng sấm do vậy được coi như âm thanh từ trời giải thoát cho chúng;
Hành giả tu pháp Quán Âm phát triển được Lực Âm
Lưu Điển Quang nội tại mà hóa giải
nghiệp chướng; trừ khử vô minh, tà kiến, triền cái vốn che lấp Ánh Sáng Trí
Huệ. Đó há chẳng phải Thoát Thanh của Thiền nhân Quán Âm ?
8. THU THANH- ÂM THANH THU ĐƯỢC DO SỰ
KHAI MỞ
CỦA HUỆ NHÃN HAY TUỆ NHĨ
Có người hỏi: Thanh thì được phóng phát ra, sao lại
gọi là thu vào?
Đáp: Sấm dậy từ nơi xa muôn dặm mà tai nghe được thì
đó là thu thanh. Tai này không phải
thường mà là Thiên lý Nhĩ- Thiên lý Nhãn (Huệ Nhãn
có thể thấy được mọi cảnh giới cũng như nghe được mọi tần số sóng âm thanh
trong đại Vũ Trụ).
Kinh Phật có câu: Bồ Tát Đại Thế
Chí nhập vào Định Vô lượng nghĩa, thân tâm bất động, từ nơi mắt Trí Tuệ phóng
Ánh Sáng Trắng chiếu rọi một vạn tám nghìn thế giới Đông Phương.
Điều này nói lên: Bồ
Tát dùng Siêu Quang phát từ Mắt
Thứ Ba mà thu nhận được các cảnh giới vô hình trong Vũ Trụ.
Âm thanh có ra thì có chỗ vào; ra là phát, vào là thu.
Bản nhạc Tiêu Thiều có thanh mà được lòng người cảm
thông, đó là thanh được người thu nhận; ngọn gió thổi trên sông lọt vào tai mà
thành tiếng, đó là âm được tai thu vào.
Hành giả Quán Âm mở được Huệ Nhãn mới gọi là hết nghĩa
về thu thanh- có khả năng nghe được
các loại Âm siêu tần trong Vũ Trụ; bởi dùng Huệ Nhãn không phải là dùng tai
phàm mà nghe các âm thanh thế gian có tần số tương thích với màng nhĩ.
Phải tu hành pháp Quán Âm mở được Huệ Nhãn- Huệ Nhĩ
mới được Thu
Thanh .
Kẻ phàm nhân vô Đạo không tu dùng tai dù cố lắng cũng
chẳng nghe được Nó.
Điều này không thể nghĩ bàn, vượt ngoài ngôn ngữ thế
gian hí luận.
9. ĐỊNH THANH- ÂM
THANH CỦA
ĐẠI ĐỊNH
Giáo lí nhà Phật đời mạt pháp nhiều chỗ không minh giải nghĩa lí sâu kín
u huyền, khiến hành giả sơ cơ chỉ biết nhìn vào hình thức bề ngoài của văn tự
mà hí luận rối bời dẫn đến việc không tìm ra mấu chốt tiêu chuẩn cho định tâm.
Kinh Kim Cương có câu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm” có nghĩa: Nên không trụ chấp vào
đâu mà sinh tâm ấy.
Lắng nghe Diệu
Âm hay Âm Thanh của Chân Tính là nghe Âm Thanh
của vô sở trụ tức là Định Thanh vì nó giúp tâm an trụ.
Nho gia do phát huy Định Thanh mà được chính tâm, thành ý.
Phật gia cũng nhờ Diệu Âm mà được kiến tính, minh tâm; dứt sáu trần; tiêu bảy tà nghiệp (sát, đạo,
dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ); diệt mọi chướng; định khắp nơi;
phát huy được đại Trí Huệ Cứu cánh chân thật bất hư.
Pháp Phản văn
văn tự tính- xoay nghe trở lại phát huy Diệu Âm
thì cũng như chỗ mà Nho gia nói: “Đạo của
người quân tử rộng khắp mà kín đáo, xử thế mà xuất thế, theo
vật mà trị vật, đó là tác dụng của Vô dụng, song chỉ người quân tử mới biết”.
10.TỊCH NHIÊN VÔ
THANH- ÂM
THANH CỦA
TỊCH DIỆT
Chim Phượng hoàng thường im tiếng mà mỗi khi nó kêu lên thì người ta
kinh ngạc.
Lặng lẽ không tiếng mà lại vẫn gây kinh ngạc được thì chính là tác dụng
của Diệu Âm
hay Âm Thanh của Đại Lực vô hình.
Đào Uyên Minh (Đào Tiềm {365- 427} ẩn sĩ đời Tấn ở Trung Quốc )
có cây đàn mộc không dây mà tâm đắc ở ngoài âm luật, vì tinh thần của âm luật
tìm thấy ở chỗ không dây chứ không trong tiếng đàn.
Phàm vật gì khi bị tác động hay kích động thì tất có
phản ứng;
Bị tác động mà không phản ứng thì chỉ có Tịch nhiên vắng lặng.
Hành giả tu Quán Âm
đến mức rốt ráo có Đại Lực hay năng lực Đại tịch diệt có thể phát ra gây cảm
ứng mạnh mẽ, tịnh hóa môi trường xung quanh.
Do đó, Diệu
Âm có tên Tịch nhiên vô thanh- Âm Thanh của Tịch Diệt, cũng là Hi Thanh (tiếng mà tai thường không nghe
thấy).
Phật nói tịch
diệt không phải nghĩa tịch diệt
như người ta tưởng.
Tịch trái với ồn; diệt trái với khởi (dậy).
Thất tình, lục dục vốn xâu xé ở cõi lòng là chướng
ngại trong nhân tính.
Diệt được phàm tính thì Phật tính mới khởi dậy trọn vẹn.
Vì vậy, Đức Phật dùng chữ diệt để diễn tả Diệt đế (Chân
tính, Niết bàn).
Chân tính hiển lộ trọn vẹn thì cũng được gọi là Đại
Định không xuất nhập hay Tịch Diệt.
Phật gia có Vô
ngã; Nho gia có Táng ngã, cũng là
cùng một nghĩa.
Phàm tính diệt rồi thì muôn cảm (phản động) đều lặng, chỉ còn Chân Âm
vi vu- lâng lâng, tuyệt diệu!
Dù chịu mọi tác động mà tâm vẫn lắng, quả đúng là tịch. Bậc chân tu vẫn dùng tai phàm để
nghe, nhưng dù chuông, trống… vang rền ầm ĩ mà tâm vẫn không loạn; vẫn dùng mắt
thịt thấy, nhưng dù vàng, bạc, gấm, vóc, sắc đẹp mĩ miều… mà vẫn không bị
choáng, không khởi tâm đam mê tham luyến; thâm nhập sâu vào Đại Lực Siêu Âm,
thoát lìa mọi ý niệm về sinh tử, ở trong Chân thể bất tử, dù trước mặt có binh
địch tập kích tràn ngập vẫn không động tâm, thế mới thật đúng là tịch. Chứ nếu trường hợp trước mắt không
có cảnh động nên tâm không dao động, thế thì như con chó đá đối trước cảnh
tĩnh, gọi đó là nó tịch chẳng đúng
sao?, vì trông nó cũng có vẻ không loạn, không choáng!? Nhưng trạng thái đó
không phải là tịch.
Cần thấy được Chân thể (Mình) biểu hiện qua hai hiện
thể Siêu Quang- Siêu
Âm thì mới là Tịch Diệt vô quái
ngại.
Hành giả Quán Âm an trụ trong nguồn Diệu Âm đó khi
tiếp xúc ngoại cảnh với muôn ngàn tác động, dù bất cứ âm thanh, sắc tướng nào
có qua tai, mắt… thì lại biến vào hư không, như bóng câu qua cửa sổ, như chim
nhạn bay qua mặt hồ tĩnh lặng- chim bay đi mà hồ không lưu bóng, vẫn phản chiếu
như thị, tâm vẫn trong sáng như kim cương.
Vì tình được
an định mà tính đã sáng rõ; lại, do tính đã sáng rõ mà tình được an định, đó là công phu Quán Âm tịch diệt.
Chính vì biết lắng (tịch) nên mới phát huy được Đại Lực của Chân Không .
Cũng chính vì có Đại Lực đó nên dù có âm thanh, sắc
tướng cũng coi như không vậy.
11. TRÁC THANH-
ÂM THANH
CỦA TÍNH XẢ LY
Chức tước, địa vị, tiền tài, danh lợi, nữ sắc, nhà cao
cửa rộng, xe cộ tốt đẹp, bề tôi giỏi giang… mọi cám dỗ vật chất đều khó gạt bỏ.
Phàm nhân mà có được chút của cải thì thường bo bo ôm
giữ, lòng luôn lo sợ tài sản bị mất đi. Danh- lợi- tình làm con người quay
cuồng trong thế giới hiện tượng huyễn hóa của đủ loại cảnh sắc.
Hành giả Quán Âm
đạt đến đẳng cấp cao nhất gọi là “ly hữu
ly vô” (lìa có lìa không), không có mảy may niệm tưởng bất tịnh. Dù các
niệm nghi hoặc… đủ loại hỗn loạn hiện ra, chấn động lực của Diệu Âm cũng trác (đẽo gọt, mài dũa) hay hóa giải hết
và giúp hành giả thấy chúng như bóng trong gương, như giấc chiêm bao, vốn không
thực có, như mây ngang trời- mây tan thì nắng hiện.
Sách “Trang
Tử ”, thiên Từ Vô Quỷ có viết: “Có người
ở đất Dĩnh nọ bôi phấn trắng lên đầu mũi rồi bảo thợ Tượng Thạch hãy đẽo bỏ đi.
Tượng Thạch múa rìu thành gió làm phấn trắng rơi hết mà mũi không hề bị
thương”.
Thiền nhân Quán Âm cũng như vậy- có Đại Lực Diệu Âm
luôn tẩy rửa tâm thức, đẽo gọt những trần cấu danh lợi tình, giúp họ sống trong
đó mà không bị dính mắc, mà tâm thức không bị thương tổn.
Do công năng đẽo gọt đó mà Diệu
Âm gọi là Trác Thanh .
Sách Nho nói: “Không khởi tâm ưa thích để tâm khỏi loạn”. Đó
là nói cho hàng trung căn.
Chứ với bậc thực tu thì “thấy điều được ưa thích mà tâm chẳng loạn, chuyển hóa Dục mà tiến lên
Đạo, lẳng lặng chẳng động, gọi là nhuộm mà không đen”. Những nghịch cảnh,
khảo đảo, phiền não, khổ sở trong cuộc
đời điên đảo đều là trợ duyên hun đúc, gọt đẽo, mài dũa cho họ tiến đến gần
Đạo.
Tế Điên trong môi trường uống rượu, ăn thịt mà ngộ
Đạo;
Những bậc ấy đều như là hoa sen mọc lên từ chỗ bùn
tanh; như bảo tọa dựng lên từ hầm lửa.
Lời của Đại Thiền Sư gợi ra bao bí mật trong kinh
Phật.
Kiệt, Trụ, Phi Liêm, Ác Lai, Đào Ngột… không biết Diệu
Âm, suốt đời làm ác, cho nên là người ác;
Mười lăm giống quỷ không biết Diệu Âm ,
suốt đời làm dữ, cho nên là quỷ dữ;
Những kẻ bần cùng khốn khổ không biết Diệu Âm ,
suốt đời không ra khỏi cảnh khốn cùng, cho nên là cùng nhân;
Những kẻ đó như dẫm nước vấy bùn, đi trong sương mù
nghìn dặm, bởi không biết Diệu
Âm , nên suốt đời không thức giác.
Chẳng bằng được như Tổ Trúc Lâm- nhân Ngộ mà bỏ ngôi
vua như vứt dép rách, xuất gia lên Yên Tử tu hành; những ý niệm tham, sân,
vinh, nhục… không mảy may gắn bám, cho nên thành Phật, chung quy cũng không
ngoài trác Thanh.
12. NHẤT THANH-
ÂM THANH
CỦA LÝ “MỘT”
Nghĩa của nhất bao hàm rất
rộng. Nhất là tinh nhất, không tạp
nhiễm, hòa hợp tất cả muôn sự trong thiên hạ lại về một nguồn gốc duy nhất:
Diệu Âm Vũ Trụ.
Thái Cực sinh Âm Dương hay Siêu Âm Siêu Quang ;
Đạo lý vần xoay, mọi hiện tượng đều khởi nguyên từ Một.
Nho nói: “Lý không ở hai bên- trái hay phải, gọi là
Nhất Nguyên”.
Phật gia nói “Bất nhị pháp môn”, bất nhị cũng tức một.
Nho có “Nhất cá lý”; Phật có “Nhất thiết Pháp”, cả hai
đều không ngoài Một.
Đạo ở trong trời đất, chia ra thì có muôn vàn khía
cạnh khác nhau, mà quy về gốc thì không ngoài Một. Chỗ tâm đắc và nhất quán của
thiền gia là Âm Thanh hiệp Nhất, Âm Thanh của Pháp Không Hai.
Trời được cái Một của Diệu
Âm nên trong; Đất được cái Một của Diệu Âm nên an; Phật,
Thánh được cái Một của Diệu
Âm nên thiên hạ hòa bình.
Phật, Bồ Tát , Tiên, Thánh, Thiên, Thần, Hoàng Đế, nhân dân, ma, quỷ…
đều có chung một thể là Nhất Thanh- lý
Một của Diệu
Âm .
Phật Thích Ca phát huy được trọn vẹn Đại Lực hay Nhất
Thanh vĩ đại này mà bao trùm cả ba Đại Bồ Tát ,
điều khiển bốn Đại Thiên Vương, chế ngự mười hai ma vương, sai khiến mười lăm
loài quỷ.
Khổng Tử do hội nhập vào Nhất Thanh này mà lấy Tam
Hoàng làm tổ, lấy Ngũ Đế làm tông, lấy Tam Vương làm con, lấy Ngũ Bá làm cháu,
cũng là đồng một lý.
Vì vậy, nếu không đủ cả Hữu vi và Vô vi Pháp thì không
gọi là Phật; không gồm cả Thể lẫn Dụng thì không gọi là Pháp; không biết được
gốc ngọn Siêu Quang Siêu Âm thì không là Bồ Tát, Thánh Tăng được.
13. XU
THANH- ÂM
THANH CHỦ CHỐT CỦA TÂM
Tâm là then chốt của muôn sự; có khép/ mở, thu lại/
buông ra, nên gọi là Xu (chốt).
Tâm của Thánh nhân vô ngã, quên mình, không riêng tư,
hòa hợp cộng đồng và hướng về lợi ích nhân loại; cho nên có thể “kiêm thiện
thiên hạ” (khiến thiên hạ đều được thiện lành an lạc). Khác tâm phàm nhân- chỉ
gò bó trong điều tai nghe mắt thấy, cho nên “độc thiện kì thân” (chỉ làm lợi
riêng tư).
Có một điều ít được biết là thiện còn có nghĩa khác là lần
lượt truyền thụ.
Vị nối nghiệp Tổ Sư được gọi là Thiện Sàng hay Thiện Tọa .
Nếu chỉ lấy cái sàng (giường thiền) hay tọa cụ (gối ngồi)
vốn là những vật vô thường để truyền xuống mà không có Tâm Pháp Chân Truyền,
Diệu Chỉ Quán Âm thì thật chẳng hiểu ý Tổ- nên hổ thẹn vậy!
Thật ra, thiện
là tâm ấn, tâm truyền tâm, chứ không
phải truyền thụ cái chỗ ngồi một cách tượng trưng.
Đức Bồ Tát Quán Âm cũng chỉ bằng biển Tâm với hai hiện
thể Siêu Quang-
Âm mà thiện
cho chúng sinh hay khai thị cho người
vô minh ngộ nhập Tự Tính .
Mười phương ba đời chư Phật đều dùng tâm truyền tâm để ấn chứng cho các bậc tu hành.
Ngày nay, đa số người ta lại tưởng tĩnh tọa, định tâm là thiền định, như
thế là chưa thấu suốt Diệu nghĩa vi mật của Thiền- Cần gặp được Minh Sư
tại thế chỉ bày!
14. BIỂU/ LÝ THANH- ÂM
THANH NỘI /
NGOẠI TẠI
Âm thanh cũng có hai mặt: Biểu (biểu hiện- mà nghe được bằng tai trần) và Lý (lý tính, nguyên lý nội tại- nhận
thức được bằng Trí Huệ ,
còn gọi là Diệu
Âm ).
Hành giả Quán Âm khi chưa khai mở Huệ Nhĩ và Huệ Nhãn
(Mắt Thứ Ba) thì chỉ có thể dùng tai phàm để nghe được biểu thanh hay âm thanh thế gian nếu chúng có tần số tương thích với
màng nhĩ, ví dụ: tiếng chuông, trống…
Trống và hệ thống các loại mõ từ lớn đến nhỏ có thể
phát ra các chấn động lực mà điều hòa, khai mở được tuyến yên, hệ tim mạch, hệ thống các luân xa trong bản thể;
Các loại chuông thì phát ra các chấn động lực có thể
khai mở tuyến tùng, điều hòa hệ hô hấp, hệ nội tiết, giúp thư giãn, bình ổn hệ
thần kinh, được an lạc tỉnh thức…
Bằng trí quyền biến diệu dụng, các vị Tổ Sư đã phát
minh ra hệ thống chuông, mõ, chiêng, trống, khánh… cùng dàn nhạc cổ gồm sáo
trúc, đàn dây… kết hợp với tụng kinh, niệm Phật… nhằm tạo hiệu quả tổng thể cho
người tụng lẫn người nghe. Đó là buổi kết hợp nhiều mặt như: giải phiền não, mở
trí, xóa bớt sở tri chướng (thông tin rác)…
Do vậy, Biểu Thanh của các pháp khí là các tần số mô phỏng Diệu Âm (Lý Thanh ).
Hành giả hạ căn và trung căn nhờ phương tiện Biểu
Thanh có thể dần nâng cao tần số chấn động lực của tâm thức mà bắt nhịp với cao
tần của Diệu Âm (Lý Thanh) để hòa nhập vào biển Diệu Âm, được kiến Tính.
Còn hành giả bậc thượng, do chủng tử đốn ngộ đại thừa
có sẵn, chỉ cần dụng pháp Quán
Âm để trực tiếp nghe được lý thanh.
Nhà Phật thì từ căn bản “Tam Vô
Lậu Học: Giới- Định- Tuệ” để
vào Huyền nhiệm; nhưng không kẹt Huyền nhiệm. Tuy không nghiêng lệch vào tụng
niệm, cúng bái… nhưng vẫn không bỏ các phương tiện Biểu Thanh
(thuyết pháp, giảng kinh, thỉnh chuông…) để dìu dắt hàng sơ cơ độn căn.
Sách “Luận Ngữ”, thiên Lý Nhân có câu: “Ngộ Đạo nhất
dĩ quán chi” (- Đạo ta thật là nhất quán).
Hành giả quán được Diệu Âm
thì cách Đạo không xa.
Nếu việc học quá thiên lệch vào từ chương, hay lễ bái,
tụng niệm… thì là mê tín dị đoan.
Tuy vậy, nếu hàng sơ tâm mà không bắt đầu nương theo các phương tiện hữu tướng thì làm sao nhập Đạo
mầu tinh ba uyên áo?!
Bậc thượng căn thì dù sinh vào thời nào cũng trước
tiên được Minh Sư dùng pháp Đốn mà khai
thị cho chứng nhập Phật Tri Kiến;
rồi sau mới được chỉ bày phương tiện hữu vi để tiệm tu dưỡng tính đã đành.
Kẻ trí kém phước mỏng thì trước phải hành theo Biểu
Thanh mà dần dần thấy Ánh Sáng Tự
Tính. Đó gọi là trước dụng Sự, sau ngộ Lý.
Thiền nhân mà bỏ Lý chạy theo
Sự thì uổng phí.
Lý thì có thể hội nhưng truyền ngoài kinh giáo; tuy là
huyền nhưng cực sáng; tuy vi diệu nhưng mở Huệ thì biết. Nên ngộ rồi thì “Quán Âm Nam Hải ở ngay
trước mắt”.
Người tu học cốt được Minh Tâm Kiến Tính .
Nhưng dù sao đi nữa, Ý có thể bày tỏ qua văn tự; Lý có
thể hiển bày qua Sự - Những biểu hiện ấy đều là mức độ thô của Nhất Lý.
Do thô mà
vào tinh; nhân kinh, sách mà thấy lại
Chân Lý .
Nhờ từ chương mà phát huy được công dụng của “Cách,
Trí, Chính, Thành”;
Nhờ chay tịnh, cúng bái, tụng niệm… mà phát triển lòng
nhân từ, thành tín…; rồi dần dần, bỗng thấy Ánh Sáng Căn bản, có nền tảng cho
siêu giáo Đốn Ngộ.
Song cuối cùng, nếu chỉ bó hẹp, giới hạn trong đó thì
tổn hại đến sự phát triển của Đạo Lý.
15. HÀNH THANH-
ÂM THANH
CỦA VIỆC HÀNH ĐẠO CHÂN CHÍNH
Đạo là chủ tể tam tài (thiên- địa- nhân), duy trì vạn
hóa.
Ở đây, hành
nghĩa là thực hành cảm hóa.
Đạo của Thánh
Nhân- bên trong ẩn tàng Đạo Đức, Trí Huệ trong sáng cao
siêu; bên ngoài là sự nghiệp giáo hóa hiển bày tứ vô lượng Tâm (Từ- Bi-
Hỉ- Xả ).
Đạo Pháp
Quán Âm
khi ẩn thì như núi non trùng điệp
ngút ngàn tầm mắt; khi hiển thì như
con đường lớn thênh thang, tiếp dẫn được mọi hạng người.
Người trí nhỏ chỉ nắm được mặt Hiển (các phương tiện
công truyền bằng âm thanh sắc tướng) mà vận hành, đó là hạng theo khuynh hướng trị
quốc; chủ trương oai nghi, giới luật.
Người có Đại Lực Diệu Âm thì dụng được mặt Ẩn, có khả năng trì quốc (duy trì Diệu Âm Giác Ngộ từ
Thiên quốc hay Tịnh độ mà thân tâm, xã hội, thiên hạ tự an bình). Thiền nhân
Quán Âm phát huy năng lực vận dụng Diệu
Âm ở cả hai mặt ẩn
và hiển mà làm lợi lạc chúng
sinh, do đó Diệu Âm
còn có tên Hành
Thanh .
Bậc Đại Thiền Sư Quán Âm dùng Đại Lực Đại Từ Đại Trí
phổ biến khắp Pháp Giới, ảnh hưởng mọi chúng sinh, khiến Âm Lưu dần ngấm vào
lòng dân, chuyển hóa họ thành lương thiện, được giác ngộ mà chính họ cũng không
tự biết, thế gọi là Trì Quốc.
Trị Quốc là dùng pháp luật,
hình phạt răn đe khiến dân sợ mà phải theo ;
Phật Pháp trọng việc Trì Quốc .
Tác động Trì Quốc của Diệu Âm ở chỗ “không nói mà được
tín nghĩa”, “không giáo hóa mà có tác dụng”, “không đấu tranh mà được thành
công” (bất chiến tự nhiên thành); không bảo ban, không dạy dỗ, không dùng hình
phạt, chỉ lấy đức của Diệu Âm mà cảm hóa người. Người ta không tìm thầy vết
tích ở đâu mà tự nhiên có vô số người được cảm hóa vì Diệu Âm tồn tại trong bất
ngôn, Vô Vi . (Bồ Tát độ chúng sinh mà không thấy có mình độ chúng sinh, không thấy có
chúng sinh được độ, kể cả không thấy có pháp độ chúng sinh – Kinh Kim Cương).
Tuy nhiên, nếu không có Đại Lực Siêu Âm– Siêu
Quang thì không làm được điều đó.
Điều này là để cho người yếu lực cố gắng tu hành.
Khổng Tử nói: “Bốn mùa nối nhau, vạn vật sinh trưởng,
người già được an ổn, trẻ thơ được thương yêu, mà trời có nói năng gì đâu”.
Ca dao “Khang Cù ”
thời vua Nghiêu nói rằng: “Chẳng biết chẳng hay, thuận theo
phép trời”.
Phật có câu: “Không biết từ đâu đến cũng không biết đi
về đâu, gọi là Như
Lai ”.
Đó đều là cùng một gốc Diệu
Âm và đều là hiệu quả của sự hành đạo chân chính, là
đạo Trì Quốc .
16. ĐỖNG THANH- ÂM
THANH TRONG
TRUNG ẤM PHÁP THÂN
Sáng sủa trong suốt, không có gì chướng ngại được, gọi
là Đỗng.
Sinh tử là việc lớn, bậc trí phát tâm giải thoát khỏi
vòng luân hồi thì liễu ngộ được.
Đức Phật thấy: thân người khó được, nên làm người cần
hiểu rõ việc sinh tử mới đáng.
Tạo hóa vốn đã an bài khó được làm người, thì chẳng
nên chết một cách khinh suất, vô minh- không biết tiến trình sinh tử thế nào.
Kẻ thất tình, mất vợ (/chồng), tự tử bỏ mình nơi sông
ngòi, ấy là đã chết một cách lệch lạc;
Tráng sĩ Kinh Kha
đem bản đồ nước Yên và đầu Phàn Ư Kỳ dâng vua Tần hòng nhân cơ hội giết ông ta,
việc không thành, bị giết chết;
Những tu sĩ chưa đắc Đạo mà tự thiêu trong lửa cũng
chẳng chứng Niết
Bàn …
Đại loại, những cái chết mà người chết không biết tiến
trình chết gọi là không biết trí mệnh.
Thiền nhân tu Pháp Quán Âm khi nhận được Ánh Sáng tự
tính, gọi là tập chết khi đang sống, sẽ có khả năng hiểu được tiến trình chết
ra sao.
Ánh Sáng tự tính, còn gọi là “Trung Ấm Pháp Thân căn
bản” hay “Ánh Sáng tự tại căn bản” mà người chết thường nhận thấy lúc hồn lìa
xác, Ánh Sáng này trong suốt và phát ra Âm Thanh vi diệu (Diệu Âm) khiến người
chết có thể nhận ra Chân Thân (Pháp Thân) mà được giải thoát.
Do đó, Đại Thiền Sư Quán Âm chỉ cho người tu Diệu Âm
để họ thấy được cội nguồn của sinh và chỗ
về của tử.
Kinh Phật nói: “Sinh tử sự đại” là đều muốn con người
coi chừng!
Chu Dịch có 64 quẻ, thì trong đó quẻ Khốn chỉ đến Trí
Mệnh;
Nho gia mà coi thường việc tử tức hại tới đức Dũng;
Nhà Phật mà xem nhẹ chết tức tổn Sinh.
Dù đạo Khổng hay Phật, vấn đề liễu thoát sinh tử đều
nhất trí như nhau.
Nếu con người mà không “nghĩa tinh nhân thục” (thuần
thục việc tinh yếu của kiếp nhân sinh), “trí minh ý cao”, qua được cửa ải sinh
tử, thì làm sao nhập Niết
Bàn an lạc, làm sao được Đạo?!
Trong trời đất, sinh tử đã có số mệnh. Lòng ham sống
sợ chết ai mà không có?! Vấn đề là sống chết thế nào cho đúng.
Pháp môn Quán Âm giúp người tu nhận ra Ánh Sáng Pháp
Thân không chướng ngại cùng Diệu Âm vô quái ngại ngay khi thọ mệnh còn, để tới
khi hồn lìa xác sẽ hội nhập ngay vào Ánh Sáng Căn Bản trong Trung Ấm Pháp Thân
mà được Giải Thoát. (Điều này được giải rõ trong “Tạng Thư Sống Chết”).
17. MINH THANH- ÂM THANH TỪ ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ
Y phục hay hình thức tôn giáo của Đạo này Đạo nọ chỉ
là cái vẻ bề ngoài; Ánh Sáng, Trí Huệ, Đạo Đức, Diệu Âm mới là cái thực chất ở
bên trong.
“Nai ở chằm đội lốt hổ” là chỉ cho sự có y áo, hình
thức hào nhoáng bề ngoài mà không có Ánh
Sáng Trí Tuệ bên trong;
“Ngọc lành ẩn trong đá” là dụ cho sự có Ánh Sáng Trí Huệ bên trong mà
hình thức đền chùa, y áo… bên ngoài không có đủ.
Bậc Minh Tâm Kiến Tính không căn cứ vào hình thức y áo bên ngoài mà phân biệt
giai cấp, mà chia rẽ Đạo này/ Đạo nọ.
Tế Điên Hòa Thượng (Hàng Long La Hán)vào chỗ ăn thịt
uống rượu; Hàn Sơn, Thập Đắc (Văn Thù , Phổ Hiền )… ở bẩn mặc nhơ
mà đâu chẳng phải Đại Thiền
Sư !
Cho nên, chân Thánh không nhất thiết đội mũ cánh
chuồn, chân Thiền không nhất thiết mặc áo cà sa.
Cần có Siêu
Âm- Siêu
Quang bên trong để khai ngộ cho
tăng tục, làm lợi ích chúng sinh.
Y phục, hình thức, nghi lễ tôn giáo của Đạo này/ Đạo
nọ là do con người đặt ra, không phải do ý Trời.
Tiên, Phật, Thánh Hiền
có ánh sáng trí tuệ ở trên và bao trùm pháp giới, chúng sinh giới, hiện tượng
giới mà hợp làm lợi lạc dân vật. Đó là nắm được lẽ trời hay ý trời.
Khổng Tử không có vương vị mà đạo đức và trí tuệ của
ông làm thầy muôn đời;
Phật Thích Ca bỏ ngôi vị hoàng đế cao sang, đầu trần
chân đất, một y một bát, trì bình khất thực mà truyền giáo khắp thiên hạ.
Cho nên, người biết Đạo há lấy y phục hình thức làm
đẳng cấp! Cái áo vải, tấm choàng ngựa, áo bằng cỏ cũng không khác vương miện
nhà Chu, mũ cánh chuồn nhà Nho, áo cà sa nhà Phật. Thiền nhân Quán Âm có Minh
Thanh nghĩa là có Diệu Âm của ánh sáng Giác Ngộ, không phân biệt đạo này đạo nọ,
không mê chấp vào hình thức ý áo bên ngoài. Người tu hành giải thoát nên thực
hành theo chánh pháp của Phật Bồ Tát;
không chạy theo âm thanh sắc tướng,
lạy tượng bái cốt…
Vậy chính pháp của Phật Bồ Tát là gì?
Đó không ngoài chữ Tâm và diệu chỉ Quán Âm
Tâm Pháp .
18. PHÁN THANH-
ÂM THANH
CỦA SỰ
PHÁN XÉT
CHÂN CHÍNH
Phán là phán xét, phán quyết chân chính.
Sự phán đoán thiên lệch cho rằng Đạo này là chính Đạo
đáng được ái mộ và tu theo ; Đạo kia là
tà Đạo đáng bị tẩy chay ghét bỏ, đó không phải sự phán xét chính đáng.
Phượng Hoàng kêu trên gò cao nào phải cầu người ta
thích nghe nó đâu.
Người ta thích cái điềm lành của nó mà muốn nghe,
nhưng nếu không phải Đạo thì Phượng Hoàng bay vút đi nghìn tầm mà tránh cho xa.
Còn nếu ve, ếch mà muốn bắt chước tiếng Phượng Hoàng
thì chỉ làm người ta ghét mà muốn đuổi đi.
Những ai muốn tìm hiểu Đạo Giải thoát phải có Trí Huệ
phán xét chân chính, không nên phô trương hay quá đề cao Đạo mình, làm người ta
ghét!
Thiền nhân Quán Âm phát huy Đại Lực Diệu Âm phát sinh Trí Huệ phán xét
chân chính không thiên lệch, nên Diệu Âm mang tên Phán Thanh- Âm Thanh của sự Phán
xét chân chính.
Người đã biết được Âm
Lưu , Tự
Tính thì không còn ái mộ Phật gỗ;
còn ái mộ Phật gỗ là chưa biết Phật thật.
Đành rằng chúng sinh cầu Phật thì tin kính, ái mộ Phật
nhưng Phật không cần được kính mộ mà yêu cầu hành giả nhận chân được cội nguồn
siêu Âm- siêu Quang thuộc Phật Tâm.
Các pháp phương tiện như thuyền bè để qua sông, khi đã
qua được sông (Giác) thì thuyền bè phải bỏ lại, không nên chấp chặt, đề cao mà
ngăn cản sự tiến bộ tâm linh.
Người đã nhận ra Phật thật thì quên người quên ta, lúc
nào cũng sống trong Âm Lưu Phật Tính thì còn ái mộ cái chi bên ngoài!
Kẻ chưa biết Phật Tính thì ham hí luận kinh kệ, vắt óc
tìm cầu cái bất khả tri, quá ham mộ Tịnh Thổ, Liên Đài.
Thiền gia nói Tuyệt
học; Huyền Môn
nói Tuyệt Thánh , đều có nghĩa không ái mộ
Phật ngoài Tâm.
Có người hỏi: Thế nào là Phù đồ bậc nhất?
“Quan Âm là Quan Âm
Hòa thượng là
hòa thượng
Người, ta đều
dửng dưng
Không có tướng
nhân, ngã”.
Trong các tôn giáo, tông phái đều có hạng người thích
tự cho mình là phải, nói khoác dối người… Vì vậy, người biết Phật thật mà bày
tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ Phật thì không nhất thiết trang hoàng bảo tướng,
phụng sự kim dung, tán tụng luôn mồm,
niêm danh hiệu Phật không ngưng nghỉ… mà lòng không lúc nào rời Phật thân, tâm
không bao giờ lìa Phật Tính.
Thiền nhân Quán Âm nỗ lực tu tập, luôn trụ trong Diệu
Âm, đó là thể hiện sự phán định chân chính về Phật tại Tâm, về Đạo Giải thoát
chính thực trong mình.
Phật Âm đó thể hiện đúng nghĩa các tính chất bất sinh,
bất diệt, vô họa/ phúc…
19. TÚC THANH- ÂM THANH của sự QUY TÚC TINH- KHÍ- THẦN
Tinh từ huyết, thuộc thủy, âm tính- nên gìn giữ, bảo tồn;
Thần- khí, thuộc hỏa, dương tính- nên
thư giãn, buông thả.
Thu vào mà không thấy nó còn; phóng ra mà không thấy
nó mất, chính vì vậy mà gọi là tinh thần.
Tinh- khí- thần đầy đủ, mãn túc, định tĩnh, quy nhất,
ngũ khí triều nguyên, tam hoa tụ đỉnh thì mới phát triển được Điển Quang Chân
Không Diệu Hữu trong mình.
Dù là Đạo nào, tên gọi, hình thức tuy khác, nhưng chỗ
tinh vi rốt ráo thì đều chỉ một.
Cho nên, khi còn sống thì Thích Tử
giới sắc; Nho xa sắc để gìn giữ ba báu tinh- khí- thần. Khi mất thì Nho gia làm
lăng miếu; Thích tử xây tháp cũng là mục đích nhóm
họp tinh- khí- thần.
Có đầy đủ tinh- khí- thần mới phát triển được siêu Âm- Quang
của bản thể. Thiền nhân Quán Âm khi sống thì rèn luyện thân thể, bảo kiện dưỡng
sinh, sao cho lúc nào tinh- khí- thần cũng đầy đủ và cố gắng ngồi thiền để
chuyển hóa tinh- khí- thần quy túc về
hai hiện thể siêu Âm- Quang.
Một số tục tăng cũng học Thiền mà bị lạc hướng- không
biết chỗ quy túc của tinh- khí- thần, mà đốt thân, róc thịt, làm kĩ thuật cho
dương vật teo nhỏ, cho tinh hoàn khô rút… thì đều trái Chân Đạo.
Túc Thanh là Diệu Âm phát ra khi tất cả luân xa trong
bản thể đều được khai mở, khi tinh
được Diệu Âm chuyển hóa thành khí; khí được Diệu Âm chuyển hóa thành thần; thần được Diệu Âm chuyển hóa thành Siêu Quang.
Nếu tinh- khí- thần đầy đủ thì Diệu Âm
được nghe rõ; tai mắt tinh tường, tay chân mạnh mẽ linh hoạt.
Phật để lại xá lợi cho thấy Trí Huệ
là kết quả của sự tu tập chuyển hóa tinh-
khí- thần.
Quả thật, thân thể con người là ngôi đền của Thượng
Đế, là Thánh điện, Phật điện! Thiền nhân cần giữ giới trang nghiêm, thiền quán
nghiêm túc để nhận được Âm thanh vi diệu của Thành tựu viên mãn tức Túc Thanh.
20. BẤT QUẢ THANH- ÂM THANH CỦA SỰ
TU KHÔNG
VỌNG CẦU THÀNH QUẢ
Gió phát ở bốn mùa, thổi ở bốn phương có thể tạo thành
tác động đối với thời tiết khí hậu mà cũng có thể không gây nên hiệu quả tác
động.
Thiền nhân Quán Âm dụng công đến chỗ nghe được Bất Quả
Thanh là sống trong Diệu Âm mà không khởi ý mong cầu sự mau chóng chứng đắc
Phật Quả hay mống niệm sớm về Thiên
Quốc .
Người nào xem gió bốn phương mà biết được tình hình
chuyển hướng của mười phương thì coi như hiểu Thiên Ý .
Thực sự thì trời vốn không có ý; thiên ý là do ý của con
người đặt ra, gán cho trời. Ý trời không
mang tính khẳng định chắc chắn vào một khía cạnh nào vì phạm vi của nó bao la
vĩ đại, không hạn chế tại lĩnh vực nào, nên khó đoán; Ý người thì có thể chắc
chắn, rõ ràng vì nó thường giới hạn trong những việc nhỏ hay những việc quẩn
quanh thường thấy. Do đó, ý trời và ý người không giống nhau.
Ý sinh ra kiến; ý không giống
nhau thì kiến cũng khác nhau.
Phàm tăng khởi ý mong cầu đắc đạo nên có kiến chấp về Cực Lạc, Niết Bàn ;
Thánh Tăng không khởi niệm mong cầu chứng đắc, cũng
chẳng có chỗ chứng, chỗ đắc, lẫn người đắc…; tiêu dao, vô ngại, tự tại, mọi sự
họ làm đều cho là do Thiên Ý, Trời Phật, Thượng Đế an bài; trước là để tâm khỏi
vướng bận đến nhân quả liên quan đến mọi hành vi tạo tác của thân- khẩu– ý; sau
là thể hiện tinh thần vô ngã, vô sở chấp,
vô sở cầu.
Chính vì lẽ đó mà Diệu Âm
được gọi là bất quả thanh.
Thiền nhân Quán
Âm có nên quá chú trọng vào ý niệm thành tựu Phật Đạo, mống niệm sớm vãng sanh Thiên Quốc
hay Thế Giới Cực Lạc không?
Thực sự, trong Đạo
không có gì lớn bằng ý, trong ý không có gì lớn bằng vận (vận hành, biến chuyển).
Sự liên hệ giữa ý và vận cũng giống như tương quan,
tương liên giữa hơi thở con người và gió mưa sấm sét; giữa sông ngòi bốn biển
và lỗ chân lông con người… Huyết mạch của con người đối với các bộ phận thân
thể thì không chỗ nào là không đến, vậy thì ý vận của trời cũng có mặt khắp mọi
chỗ.
Ý vận chính là sự chuyển vận của Diệu
Âm ; chỗ nào có Diệu Âm thì có Thiên Ý .
Thiên Ý vận hành thập phương, chỗ nào cũng có người
ứng vận và sinh thành phát triển; Diệu Âm ở khắp mọi chỗ, thời nào cũng có
người cảm cơ mà khai ngộ tu hành đắc Đạo thành Thần,Thánh, Tiên, Phật. Tất cả
chúng sinh ở các quốc gia khác nhau, địa hình phong thủy khác nhau, ngôn ngữ
tập tục khác nhau, sinh hoạt truyền thống khác nhau, tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau, nhưng vận khí của Diệu Âm là như nhau và người bẩm thụ cái vận khí tốt
đẹp của Diệu Âm đất trời chỗ nào mà chẳng có.
Nhưng vận khí tạo nên sự thành tựu phát ra có nơi
trước có nơi sau, tuy nhiên chỗ nào phát ra quá lộ thì cũng phải có lúc hết. Dù
những nơi biên địa hạ tiện, thâm sơn cùng cốc, xa vời hẻo lánh, văn tự quăn
queo, ngôn ngữ lạ lùng mà vận khí Diệu Âm
thành tựu đạo quả chưa phát lộ thì cũng đến thời kì phát lộ.
Do đó, hành giả Quán Âm dù ở bất kỳ nơi nào, phải nên
yên tâm an trụ vào Diệu Âm Bất Quả Thanh, mọi việc làm đều xem là sự sắp đặt an
bài của Thiên Ý, việc gì đến thì sẽ đến, không nên mống vọng sự chóng thành tưụ
Phật Quả (hay mau chứng đắc Niết Bàn).
Đó là tất cả ý nghĩa của bất quả thanh.
21. TÀNG
THANH – ÂM THANH ẨN TÀNG, BÍ MẬT.
Trời đất khéo dụng Diệu
Âm ; Thần, Thánh, Phật cũng khéo dụng Diệu Âm .
Vô Cực sinh Thái Cực; Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Siêu Âm và Siêu Quang ).
Cực âm sinh dương hay Diệu Âm cùng rồi phát sinh Siêu Quang .
Một âm (Siêu
Âm ), một dương
(Siêu Quang ) gồm lại là dụng của Đạo. Dương thì
rõ mà dễ biết, Âm thì tối và khó thấy.
Ngược lại, cực Dương sinh Âm, cũng như dụng pháp Quán
Quang thì thấy Ánh Sáng (dương tính), sáng cùng cực rồi chuyển sang pháp Quán
Âm thì nghe được Diệu
Âm (âm tính).
Cảnh trăm hoa nở rộ khi tảng sáng, vẻ muôn cây khép lá lúc hoàng hôn, đó là trời đất khéo dùng Đạo Pháp Quán
Âm . Mây cuốn mưa tuôn ai cũng
biết, nhưng phẩm vật chuyển hình thì mầu nhiệm không cùng. Xuân qua Thu lại,
cái đó ai cũng biết nhưng ý vận thăng
giáng biến hóa sinh diệt của Diệu Âm
thì khó lường. Đạo có Thể có Dụng song song (Chân
Không – Diệu Hữu ).
Thể là Chân Không ;
Dụng là Diệu Hữu
(gồm Siêu Âm - Siêu Quang) – là sự biến hiện hình
tướng, các pháp môn phương tiện…
Đạo trời đất quý ở chỗ u huyền, vi diệu, ẩn tàng, bí
mật. Cái chí minh (rất sáng) tồn tại
trong cái chí u (rất tối); Cái chí hiển (rất rõ) tồn tại trong cái chí ẩn (kín đáo).
Có người không biết sự chuyển hóa qua lại giữa Âm và
Dương, không khéo dụng Diệu Âm, bị đóng khung trong âm, trông ngoài mặt có vẻ
hơi sáng sủa nhưng bên trong Ánh Sáng rất yếu;
Người khéo dụng Diệu Âm thì Diệu Âm chuyển biến thành
Phật Quang, trông vẻ ngoài bình thường nhưng bên trong rất sáng.
Người quân tử học Đạo quý ở Âm Đức, có Diệu Âm vô hình
phổ quát mọi giới, âm thầm ảnh hưởng, làm lợi lạc mọi cõi khiến cho người ta âm
thầm chịu ơn mình mà không ai biết, được gọi là Đại Thắng Phổ Thông Như Lai. Sự
dấu kín (tàng) cái tác dụng của mình, mà ân đức thấm vào người ta, đó là cái
tuyệt vời của Đạo vậy.
Trong sáu mươi tư quẻ của Chu Dịch có quẻ Súc; Trong
hai mươi tư thanh của “Đại Chân Viên Giác Thanh” có thanh Tàng, chữ thì khác mà
lý thì một. Sự giác ngộ truyền đạo âm thầm là công dụng thần của Diệu Âm .
Tất cả những trích dẫn trên đều nêu bật cái đức ẩn tàng của Diệu Âm .
Thiền nhân Quán Âm khéo dụng Diệu
Âm mà (luân xa) hoa sen hai cánh ở nơi mắt trí huệ
dần dần nức màng nở cánh để Phật Quang hiển lộ, Diệu Âm
phát khởi.
Diệu Âm truyền bá đạo lý
của nó trong âm thầm mà ngày càng quang minh vì Đạo Diệu Âm
ẩn tàng mà sáng rõ ở trong.
Đem đạo Càn, đạo Khôn ra mà nói là để cho người ta
thấy rằng, cái sáng phải do cái tối; cái hiển phải do cái ẩn; hay
siêu Quang phát sinh, chuyển hóa qua lại từ siêu Âm.
Biết u huyền, ẩn dật tức là khéo tu thiền Pháp Diệu
Âm . Thời vận của Đạo nếu có lúc
vinh quang rực rỡ, chói lọi thì cũng đến lúc bị vùi dập, phải lui vào ẩn dật.
Sự đời nếu quá khôn khéo, ranh ma, xảo trá, quỷ quyệt
thì cũng có lúc bế tắc, ngu mê.
Tuy nhiên, trung Đạo Quán âm càng dụng công càng bền,
càng đi sâu vào lòng người, cảm hóa họ mà chẳng hay biết.
Chính vì nó không lộ toang, bày toạc ra mà sâu kín,
uyên áo nên mới có tác dụng.
“Trời Đất ấp ủ, vạn vật sinh sôi; Đạo càn thành Nam , đạo khôn thành Nữ” nào ai biết được tại sao?
Thần, Phật giúp vật an dân mà công dụng không để lại
dấu vết; Thánh
Hiền chính tâm thành ý, lấy điều tự
tu làm quý… Tất cả là đều biết sử dụng Diệu Âm
một cách khéo léo.
Hỏa (lửa) bắt gốc từ âm mà tác dụng ở dương,
cho nên ngoài sáng mà trong tối; cũng như người kia mới làm được một việc thiện
nhỏ đã đem khoe cho người ta biết ngay, lại muốn được người trời báo trả, như
thế gọi là có dương đức, mà hễ có dương báo thì tất có âm phạt, như vậy là không biết dụng Diệu
Âm;
Thủy (nước) bắt gốc ở dương mà tác dụng ở âm,
cho nên ngoài thì tối mà trong thì sáng; cũng như người kia suốt đời làm việc
thiên mà không cần người ta biết, không muốn được trời người báo trả, như thế
là có âm đức, mà có âm đức thì tất có dương báo, như thế là biết dụng Diệu Âm.
Do đó, Diệu Âm là nền tảng đạo đức và là gốc rễ của Quán Âm phương tiện quyền biến diệu dụng.
22. HƯỞNG THANH- ÂM THANH ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI
Có âm thanh thì
tất có âm hưởng (tiếng vang), đó là
lẽ thường.
Thanh của chuông thì có kim hưởng,
của mõ thì có mộc hưởng. Hưởng là
ngọn của thanh, thanh là gốc của hưởng. Thanh chỉ dấy lên được một lúc mà
hưởng còn lại về sau.
Cho nên, thiền nhân cần dụng công miên mật sao cho cái
gốc Diệu Âm được chính để tạo ảnh hưởng lâu dài;
không chú trọng thi triển pháp thuật thần thông để gây ảnh hưởng, tạo tiếng
vang.
Những trò thần thông pháp thuật nhất thời chỉ khiến kẻ
thích nói chuyện quái gở hưởng ứng, nhưng nếu không ứng thì hưởng cũng tắt. Pháp thuật cũng như ảo
thuật chỉ là những việc làm có chủ ý nhất định. Những Sư sử dụng pháp thuật có
thể gọi là cao Tăng nhưng không phải thượng Phật. Đáng gọi là thượng Phật phải như Tổ Trúc Lâm- chỉ
quán Tâm mà tu Đạo; lấy pháp Quán Âm mà làm cho Tâm sáng rõ, lấy ngôn ngữ Diệu
Âm mà giác thế; nếu có nói năng điều gì cũng cao xa, rộng lớn, quạnh thoáng
không thấy được cạnh góc… được nhà Thiền suy tôn.
Phật Thích Ca thần thông quảng đại mà từng bảy ngày
chỉ có một hạt gạo; tự biết gầy nhom, bằng lòng đi khất thực hóa duyên, không
chịu làm phép lạ biến hóa ra thức ăn lương thực vì e có thể sẽ mở đường cho sự
quái gở.
Cho nên nói rằng: Tu pháp thuật không bằng tu Tâm. Tu
pháp thuật chỉ nắm được cái thô, không thể bằng tu Đạo nắm được tinh ba Diệu Âm ;
tu thân thì chỉ được hình tướng bề ngoài, sao bằng tu Tâm phát triển Phật
Quang!
Thiền nhân Quán Âm giữ cái chí hiển trong chí vi ẩn, giữ
hữu dụng trong vô dụng; lắng tai mà không nghe, mở mắt mà không thấy Nó, buông ra
thì cùng khắp trời đất bốn phương, cuốn lại thì lưu giấu ở chỗ kín- gọi là ẩn
tu.
23. LƯU ĐỘNG THANH-
DÒNG ÂM
LƯU TUÔN CHẢY BIẾN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
Lưu động, ấy là như suối chảy, như gió lay, cuồn cuộn không chỗ úng tắc, phơi phới
không chỗ bị cản.
Ký nói: “Chảy mà không ngừng”;
Truyện nói: “Động mà hòa hợp”.
Tròn đầy (- Hư không Viên mãn) là thể; lưu động (Diệu
Âm- Quang
Minh ) là dụng.
Nhân động mà có Diệu Âm; nhân Diệu Âm mà có Quang Minh;
nhân Quang Minh mà có ngũ uẩn, hình sắc hay các dạng tướng trạng trình hiện nơi các cõi nước.
Xuân, hạ, thu, đông; trăng tròn, trăng khuyết; sớm, trưa,
chiều, tối… hết rồi quay lại, lui tới thay nhau, đó là vòng luân hồi bất tận.
Biến thông là thấy biến mà làm cho nó thông đi.
Cảm thông là bên này cảm, bên kia ứng, rồi hai bên thông nhau.
Hội thông là xem cái vận hội nó đi về
hướng nào, mà khiến mọi sự việc được thông.
Thần thông là làm tâm thuần hóa, không chỗ nào chẳng thông.
Gọi là biến,
cảm, hội nghĩa là tùy lúc có sự, có tình, có thời mà làm cho thông đi.
Người thường có 3 hồn,
7 vía. Vía thì đình trệ hơn; hồn
thì lưu thông hơn. Hồn có linh thì thành thần.
Hồn người thường không biết Diệu Âm
nên không linh;
Cái gì ngưng trệ thì chết, thông suốt không ngăn ngại
thì không chết.
Người thường không biết tu thì khi chết hồn xiêu phách tán. Người không biết Đạo
không được thông, bị chướng ngại,
chết trong biển u minh, đời đời đọa lạc trong ngu tối;
Thánh nhân có Chân Thần bất diệt. Người biết Diệu Âm
thì được thông, thông thì thấu suốt Phật tính.
Sao gọi là bất
tử? Vì Đạo Siêu
Quang- Âm
trường tồn trong Pháp giới.
Bậc tiền bối khai ngộ cho kẻ hậu lai nhờ đó mà Đạo Lý Diệu
Âm vẫn luôn tồn tại.
Phật Thích Ca “diệt độ”, nhưng ở Tây Ngưu Hóa Châu có
Phật Vô Lượng Quang- Vô Lượng Thọ, như thế Đạo của Phật không chết;
Khổng Tử “mất”, nhưng ở Nam Thiệm Bộ Châu cứ năm trăm
năm lại có bậc Thánh ra đời, như thế Đạo Thánh cũng không chết.
Không chết mà có năng lực biến hóa, ấy là Đạo không bao giờ chết.
24. DƯ THANH- ÂM THANH VỀ SỰ
TÍCH ĐỨC DƯ ĐỂ HỒI HƯỚNG
Đạo lý vô hình bề trên (trong); tướng trạng bên ngoài đều có dư thanh.
Kinh Dịch, hệ Từ Thượng nói: “Người quân tử ở trong
nhà, nói ra một lời phải, ngoài ngàn dặm vẫn hưởng ứng”, đó là phúc dư từ điều
lành; và : “Tỏ rõ ở nơi điều nhân,
giấu ở nơi dụng, khua động vạn vật mà
không để nó biết sự làm lợi lạc của mình”, đó là Đức dư của Thánh nhân.
Đạo Trời ghét cái gì đầy tràn. Phúc quá thì sinh tai, lợi quá thì sinh hại. Liễu ngộ được điều ấy thì hành giả Quán Âm
phải biết công đức và phước báu tu hành không nên hưởng hết; vì được sinh từ mất, nhục sinh từ sủng…
Kinh Dịch, quẻ Khôn nói: “Nhà nào tích thiện, tất có
thừa phúc; nhà nào tích bất thiện, tất dư thừa tai ương”;
Kinh Phật nói: “Gieo nhân lành, gặt quả lành; gieo
nhân ác, gặt quả ác”;
Vĩ đại thay công đức của hồi hướng!
Phật Thích Ca từng không ăn trái cây ngon ngọt mà tín
nữ dâng cúng, lại vào thành khất thực hóa duyên, nhường quả lành phước báu cho
người khác.
Thiền nhân gắng ngồi thiền, cộng tu… tích thừa cái Đức
của Diệu Âm, gom dư cái phước của Phật Quang, để truyền lại cho kẻ hậu học đời
sau Hữu Dư Thanh và Vô Dư Thanh hầu thành tựu Phật Quả.
Người nào có Dư Thanh là trình độ tu hành Đạo Pháp Quán
Âm rất cao, năng lực tạo phước hồi
hướng rất lớn.
Xưa nay, người được Dư Thanh
và thi hành rốt ráo việc hồi hướng rất ít. Trừ Phật, các vị Tổ, Bồ Tát, Thánh
Tăng ra, số người thường mà làm được có thể đếm trên đầu ngón tay. Chẳng hạn
nước Việt cổ có Đào Chu Công (Phạm Lãi) đã giúp Việt Vương Câu Tiễn dựng
nghiệp, về sau bỏ đi ở ẩn; đời Hán thì có Trương Lương (Trương Tử Phòng), đời
Đường có Lý Nghiệp Hầu (Lý Mật).
Kinh Dịch nói: “Quả lớn trên cây, người quân tử không
nên ăn (nên nhường nhịn), mà chỉ nên ăn củ dưới đất”.
Đệ nhị Tổ
Pháp Loa-
đáng được hưởng phúc thanh nhàn mà không hưởng, chỉ chăm lo việc giới hạnh…
Những bậc Giác Ngộ đạo cao đức thịnh như vậy, tuy có
công lớn làm sáng tỏ Phật Pháp mà chẳng hưởng phước, đem công đức lành tích lũy
được mà hồi hướng khắp Pháp
Giới chúng sinh.
Có lẽ ngày nay thiền phái Trúc
Lâm Yên
Tử hưng khởi cũng là cái quả báo lành tất nhiên của
Đạo lý Dư Thanh , của Diệu Âm
hồi hướng.
Chân Hồng Pháp
(Thiền nhân Quán Âm )
KẾT TỪ
Cầu cho
tất cả những sai trái, lỗi lầm của thân- khẩu- ý được nhổ tận gốc rễ;
Cầu cho
con được phước báu sống lâu; được thoát khỏi bệnh tật, hận thù;
Cầu cho
tất cả chúng sinh trong 31 cõi luôn được thân tâm an lạc;
Cầu cho
tất cả chúng sinh trong 31 cõi được giải thoát khỏi sợ hãi và hiểm nguy;
Cầu cho
tất cả thoát khỏi sự lôi kéo, điều khiển lẫn nhau!
Vì những lợi lạc
này, con kính cẩn chấp tay, cúi đầu đỉnh lễ Phật, đỉnh lễ Pháp, đỉnh lễ Tăng.
Trong niềm tôn
kính, trong sự từ bỏ tất cả sự tự tôn và tự ty, con xin cung kính đỉnh lễ đúng
mực…
Khi gặp
nhau, chớ để ngã mạn xen vào và tạo ra sự thiếu tôn trọng lẫn nhau;
Chớ để
chúng ta thành nguyên nhân của bất cứ sự quấy rối nào trong tâm người khác
thông qua những sự tức giận hay hành động thiếu suy nghĩ;
Con
nguyện hiến dâng mạng sống và cuộc đời tu tập lên Tam Bảo…
Con tôn
vinh Đức Phật bằng chính sự thực hành dẫn đến giải thoát;
Con tôn
vinh Pháp Bảo bằng chính sự thực hành dẫn đến giải thoát;
Con tôn
vinh Tăng Bảo bằng chính sự thực hành dẫn đến giải thoát.
Cùng với cách
tôn vinh này, con xin được chia sẻ Công đức này về khắp tất cả;
Cầu cho tất cả
nhận được điều lành mà con chia sẻ và an lạc trong sự chia sẻ này.
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét