HỎI: kiến tánh là gì?
ĐÁP: kiến tánh là phân biệt được chân tâm và vọng tâm!
HỎI: xin cho ví dụ rõ cách phân biệt chân tâm và vọng tâm?
ĐÁP: Trong tâm có Tham, Sân, Si... Biết trong tâm đang có Tham, Sân, Si... Trong tâm không có Tham, Sân, Si.... Biết trong tâm đang không có Tham, Sân, Si... Tham, Sân, Si... thuộc vọng tâm, tức khách, cái Biết được sự có mặt hay không có mặt của vọng, khách đó chính là chân tâm, là chủ, có khi gọi cái Biết này là bồ đề tâm, phật tánh, tự tánh, thật tánh, chân tánh, tánh nghe, tánh thấy, tánh biết, tánh tịnh minh, tánh giác, thật tướng, bổn tâm, chân tâm thường trú, pháp thân, như như, trí bát nhã.... tùy nơi mà gọi tên khác nhau cho dễ hiểu, nhưng nghĩa không khác. Ví như người nguyện độ mình độ người thì gọi là phát bồ đề tâm, chứ không thể nói phát chân tâm, hay phát phật tánh...., muốn phát bồ đề tâm thì chỉ khi đã kiến tánh, chưa kiến tánh chỉ phát nguyện bằng tư tưởng, tức vọng tâm!
HỎI: Nếu đơn giản và dễ như vậy thì ai cũng kiến tánh cả khi đọc được lời trên, xin hỏi kiến tánh là dễ hay khó?
ĐÁP: Khó vì chúng sanh quen lối tu cải sửa, hoặc thăng hoa, hoặc sa đọa, trước khi đức thích ca đi hoằng dương đạo giải thoát thì đã có rất nhiều tôn giáo tu cải sửa thăng hoa rất cao, nhưng dù cao đến tột cùng thì chỉ là trạng thái của trời vô sắc, vẫn chưa thật sự giải thoát được nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.
Khó gì tập khí ưa tu cải sửa đã in sâu trong nhận thức của chúng sanh nên chướng ngại kiến tánh, tu sửa chỉ là sửa từ ác thành thiện, thiện thành ác hoặc ác thêm ác, thiện thêm thiện, tu sửa chỉ loay hoay trong tư tưởng thiện hoặc ác, mà tư tưởng tức là vọng, mà vọng thì không với tới bát nhã, còn bát nhã thì bao trùm tư tưởng, dù là giảng sư có đông đại chúng và giảng pháp hay, dù là người thuột lào tam tạng kinh điển thì đó cũng chỉ là kinh nghiệm kiến thức nhồi nhét vào a lại da chứ chẳng liên quan gì đến kiến tánh, bởi phật tánh là sự nhận lại chứ chẳng phải do tu sửa hay do kinh nghiệm mà có!
Dễ với những ai biết vượt khỏi những kinh nghiệm, kiến thức, biết lắng tâm quán xét thấy rõ đâu là chân tâm đâu là vọng tâm.
Dễ với những ai thật sự có trăn trở về sanh tử, có lòng độ mình độ người.
Dễ với những ai Biết vọng không đồng hóa vào vọng và trãi nghiệm thấy tự tại khi không chạy theo vọng.
Dễ với những ai an trú vào cái Biết mà không khởi ý nghi ngờ, vì không khởi ý nghi ngờ thì không bị niệm sau đè niệm trước. Giống như câu nói của Lục Tổ Huệ Năng khi nghe câu " Thời thời thườnng lau chùi,
Chớ để dính bụi dơ."
thì ngài đáp:
"Xưa nay không một vật,
Lấy gì dính bụi dơ."
Tức phật tánh vốn hằng thanh tịnh, không cần phải tu sửa, hoặc thêm bớt. Cũng vậy, khi Biết vọng thì cái biết này là chân, nhưng lại khởi ý nghi cái tự tánh không thật nên liền lọt qua vọng bởi nghi cũng thuộc vọng tâm, giống như mặt nước đang phẳng lặng lại thổi gió vào làm cho mặt nước sóng động lăn tăn và uế đục, còn người khéo thì vẫn giữ cái Biết ở trạng thái bình thường nên không ô nhiễm!
Khó gì tập khí ưa tu cải sửa đã in sâu trong nhận thức của chúng sanh nên chướng ngại kiến tánh, tu sửa chỉ là sửa từ ác thành thiện, thiện thành ác hoặc ác thêm ác, thiện thêm thiện, tu sửa chỉ loay hoay trong tư tưởng thiện hoặc ác, mà tư tưởng tức là vọng, mà vọng thì không với tới bát nhã, còn bát nhã thì bao trùm tư tưởng, dù là giảng sư có đông đại chúng và giảng pháp hay, dù là người thuột lào tam tạng kinh điển thì đó cũng chỉ là kinh nghiệm kiến thức nhồi nhét vào a lại da chứ chẳng liên quan gì đến kiến tánh, bởi phật tánh là sự nhận lại chứ chẳng phải do tu sửa hay do kinh nghiệm mà có!
Dễ với những ai biết vượt khỏi những kinh nghiệm, kiến thức, biết lắng tâm quán xét thấy rõ đâu là chân tâm đâu là vọng tâm.
Dễ với những ai thật sự có trăn trở về sanh tử, có lòng độ mình độ người.
Dễ với những ai Biết vọng không đồng hóa vào vọng và trãi nghiệm thấy tự tại khi không chạy theo vọng.
Dễ với những ai an trú vào cái Biết mà không khởi ý nghi ngờ, vì không khởi ý nghi ngờ thì không bị niệm sau đè niệm trước. Giống như câu nói của Lục Tổ Huệ Năng khi nghe câu " Thời thời thườnng lau chùi,
Chớ để dính bụi dơ."
thì ngài đáp:
"Xưa nay không một vật,
Lấy gì dính bụi dơ."
Tức phật tánh vốn hằng thanh tịnh, không cần phải tu sửa, hoặc thêm bớt. Cũng vậy, khi Biết vọng thì cái biết này là chân, nhưng lại khởi ý nghi cái tự tánh không thật nên liền lọt qua vọng bởi nghi cũng thuộc vọng tâm, giống như mặt nước đang phẳng lặng lại thổi gió vào làm cho mặt nước sóng động lăn tăn và uế đục, còn người khéo thì vẫn giữ cái Biết ở trạng thái bình thường nên không ô nhiễm!
HỎI: kiến tánh sẽ có tam minh lục thông không?
Đáp: kiến tánh không nhằm mục đích đạt thần thông, có thần thông hay không có thần thông không quyết định được sự giải thoát giác ngộ. Xưa nay chúng ta không biết phân biệt chân và vọng, mãi sống cho cái vọng nên khổ đau không dứt. kiến tánh tức phân biệt được chân tâm và vọng tâm,không sống theo vọng, không sống theo vọng hòng giảm hoặc dứt những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống!
HỎI: Kiến tánh là thấy được tâm vọng và tâm chân, cái vọng và cái chân được thấy là đối tượng, còn cái thấy là chủ thể, vậy cái tâm chân được thấy đó là chân tánh hay cái thấy là chân tánh?
ĐÁP: Tánh thấy không phải như cái gương phản chiếu các sự vật nhưng không thấy chính nó. Tánh thấy thấy được tất cả những vọng niệm và thấy cả tự thân, vì vậy thấy được chân tánh không phải chủ thể thấy đối tượng, mà là tự tánh thấy chính nó. Cũng giống như khi xưa lục tổ Huệ Năng nghe câu " Thân như cây bồ đề,
Tâm như đài gương sáng."
Ngài đáp :
" Bồ đề vốn không thân,
Gương sáng cũng chẳng đài."
Tức là phật tánh thì không thể như thân cây, càng không thể như gương sáng hay đài gương vô tri, vô giác, mà phật tánh rất linh động tự sáng tỏa và chiếu soi.
Tâm như đài gương sáng."
Ngài đáp :
" Bồ đề vốn không thân,
Gương sáng cũng chẳng đài."
Tức là phật tánh thì không thể như thân cây, càng không thể như gương sáng hay đài gương vô tri, vô giác, mà phật tánh rất linh động tự sáng tỏa và chiếu soi.
HỎI: Pháp môn nào của đạo phật giúp chúng sanh kiến tánh?
ĐÁP: Tất cả các pháp môn đạo phật tuy tên gọi khác nhau, phương pháp hành trì khác nhau, nhưng chung một mục đích là giúp chúng sanh nhận lại phật tánh, tức kiến tánh!
HỎI: Người kiến tánh còn sống theo vọng không?
ĐÁP: Tùy theo nghiệp huân tập và nghiệp hiện hành chi phối và tùy theo ý chí chuyển nghiệp nơi mỗi người khác nhau mà làm cho người kiến tánh còn sống theo vọng hay không còn sống theo vọng, bởi kiến tánh là một việc nhưng có sống miên mật được với chân tánh hay không là việc khác. Do tập khí chạy theo vọng nhiều đời nên rất khó dừng lại, có người kiến tánh nhưng vẫn thích sống theo vọng, có người kiến tánh liền thả trôi mình vào chân tánh không rời, hoặc có người lúc thì trở về với chân, lúc thì chạy theo vọng... nhưng dù sao người kiến tánh vẫn mau thành phật hơn người chưa kiến tánh, vì họ đã thấy đường đi, còn người chưa thấy tánh thì mãi loay hoay trong vọng tưởng!
HỎI: Kiến tánh thấy rõ thực tướng của vạn pháp không?
ĐÁP: kiến tánh chỉ mới phân biệt được chân tâm và vọng tâm, có an lạc nơi tâm khi không bị cuốn theo vọng. Còn Để thấy rõ thực tướng của vạn pháp thì cần thực tập nhìn sâu vào tính vô thường, vô ngã, khổ của vạn pháp!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét