Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

THIỀN và QUÁN (DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH )

THIỀN và QUÁN (DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH )
THIỀN và QUÁN là tông chỉ của đạo Phật. Trên đường tu Phật, thiền, quán là phương tiện đặc thù không thể không có đối với một Phật tử. Bồ đề, Niết bàn là mục đích cần đạt đến mà Thiền Quán được ví như hai cổ xe chuyên chở lữ hành trên suốt lộ trình tiến về mục đích ấy.
Muốn hiểu kinh Duy Ma Cật học giả phải vận dụng công phu trong việc "Tư duy", phải xử dụng nhiều "Quán trí". Có "Tư duy tu" trong "tĩnh lự" có quán chiếu sâu sắc mới nhận thấy, thật biết và thật chứng nhiều điều trong kinh nói. "Thập huyền duyên khởi" là những đề tài Thiền Quán vi diệu thậm thâm. Đọc, nghiên cứu kinh Bất Tư Nghì Giải Thoát Pháp Môn mà không có khả năng tư duy không thể nhập Thập huyền duyên khởi thì không thể nào hiểu đúng được tông chỉ mục đích của kinh
.
Để chuẩn bị tư tưởng, trước khi nghiên cứu tập hai của bộ kinh Duy Ma Cật,trân trọng giới thiệu về những đề tài Thiền Quán vi diệu thậm thâm ấy:
1.- Đồng thời cụ túc tương ứng môn.
2.- Nhất đa tương dung bất đồng môn.
3.- Chư pháp tương túc tự tại môn.
4.- Nhân đà la võng cảnh giới môn.
5.- Vi tế tương dung an lập môn.
6.- Bí mật ẩn hiển câu thành môn.
7.- Chư tàng thuần tạp cụ đức môn.
8.- Thập thế cách pháp dị thành môn.
9.- Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn.
10.- Thác sự hiển pháp sanh giải môn
Thiền giả tư duy vạn pháp, nhận thức vạn pháp qua "mười mặt" của một vấn đề. Thể nhập sâu sắc "Thập huyền duyên khởi".Thiền giả sẽ lý giải đúng ý nghĩa, quán triệt hết tông chỉ mục đích của toàn kinh. Những chuyện nghe như hoang đường, thần thoại, sau khi lý giải đúng tông chỉ mục đích của kinh, thì ra đó không phải kinh có ý nghĩ chép chuyện thần thoại hoang đường. Mà đó là nhằm mục đích hướng dẫn cho người đệ tử Phật cách nhận thức vạn pháp trong vũ trụ qua "mười mặt" của một vấn đề. Phải nhận thức như thế mới biết bằng cái biết toàn diện, thấy bằng cái thấy toàn diện của "một pháp".
Thiền của kinh Duy Ma Cật là Đại thừa thiền.Thiền mà không cần trốn tránh trách nhiệm, không từ chối bổn phận trong việc lợi lạc chúng sanh. Thiền giả có thể làm tất cả việc, mà không luyến ái chấp thủ ở sự nghiệp, ở thành tích của mình làm.
Thiền giả cũng không cần xua đuổi chối bỏ thành tích để hy vọng đổi lấy cảnh giới Niết bàn, Bồ đề nào ở một thế giới xa xăm nếu có.
"Bất tận hữu vi, bất trụ vô vi" là tinh thần Thiền của Duy Ma Cật. Về tục đế, không một việc gì lợi ích chúng sanh mà không làm.Bên chân đế, không thủ đắc một pháp dù đó là Bồ đề, Niết bàn vô thượng.
Tu học kinh Duy Ma Cật là tu học Bất Tư Nghì Giải Thoát Pháp Môn,cho nên thành quả của hành giả chứng đắc phải là Cảnh giới bất tư nghì giải thoát, nghĩa là giải thoát ngay trong cuộc sống hiện tại, giải thoát ở trên mặt đất này, ở trong mọi hoàn cảnh mà kinh điển thường gọi :"Bất ly ư đương xứ".( Facebook

GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN-- Facebook

GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN

Khi giao tiếp với tha nhân, chúng ta đặt mình vào năm hoàn cảnh như sau: Tôi sẽ nói đúng thời; tôi sẽ trình bày dữ kiện; tôi sẽ nói lời tử tế; tôi sẽ nói vì lợi ích của người nghe; tôi sẽ nói với lòng bi mẫn.[1]
(Xá-lợi-phất - Tăng Chi Bộ Kinh)
 — cùng với Ngọn Lửa Ấm (Facebook

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

TU THEO THIỀN TÔNG PHẢI BỎ HẾT SAO?-- Ảnh trên Dòng thời gian - Tổ Sư Đạt Ma-Lục Tổ Huệ Năng

(39) Ảnh trên Dòng thời gian - Tổ Sư Đạt Ma-Lục Tổ Huệ Năng



TU THEO THIỀN TÔNG PHẢI BỎ HẾT SAO?

Ông Nguyễn Đại Chí hỏi: Kính thưa Trưởng ban, nếu nói như thầy, tu theo đạo Phật bỏ hết các vọng tưởng, người tu chẳng nói làm chi, vì họ không cần gì ở thế gian này. Còn những người bình thường như chúng tôi, nếu bỏ hết làm sao tính toán các việc làm ăn hằng ngày. Đó là một cá nhân, nếu cả nước cũng như vậy, thì quốc gia này sẽ ra sao?
Chúng tôi đi trong đoàn hết sức ngỡ ngàng, lo lắng cho vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, khó trả lời cho câu hỏi gai gốc này!
Vị Trưởng ban quản trị chùa trịnh trọng và chậm rãi đáp:
– Kính thưa thầy Nguyễn Đại Chí, nếu người hiểu đạo Phật ở tầm hiểu biết thấp thì thấy và hiểu như vậy, còn những vị tìm hiểu đạo Phật ở trình độ trung hay cao, họ lại có cái thấy và hiểu biết khác.
Chúng tôi xin dẫn chứng một vài ví dụ sau đây để thầy hiểu:
– Đạo Phật có trên đất nước Việt Nam chúng ta bởi hai dòng thiền: Một từ phương Bắc xuống, một từ phương Nam vào. Phương Bắc thì tu theo thiền Bắc truyền, còn phương Nam tu theo thiền Nguyên thủy. Thầy suy nghĩ xem, Đức Phật tu thiền đắc đạo, các vị Tổ sư Thiền tông cũng tu thiền mà được đạo. Các vị thiền sư Trung Hoa và Việt Nam, đặc biệt các vị Tổ sư Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử cũng nhờ tu thiền mà được đạo, không ai tu pháp môn nào khác.
Sở dĩ chúng ta thấy cách tu hiện nay không phải là tu thiền, là lý do như dưới đây:
1- Vì tu Thiền tông không sử dụng vọng tưởng nơi thế giới vật lý này, nghe khô khan, không hình tướng, lại rất khó. Còn đọc, tụng kinh nghe lâm ly, cảm xúc làm rung động lòng người. Người tu lại tưởng tượng thêm, thấy như có cái gì linh nghiệm, rồi tự chìm đắm trong cái linh nghiệm đó, vì có hình tướng nên dễ tu. Đức Phật dạy, tu mà có hình tướng, hay rung động lòng người là xa lìa với lẽ thật.
2- Tu thiền không chấp ngã, nên bao dung được tất cả. Chúng tôi chứng minh sự bao dung ấy cho thầy thấy:
...........

(40) Làng Mai - HẠNH PHÚC LÀ KHI... (Tịnh Anh) “Nếu nỗi buồn là tài...

(40) Làng Mai - HẠNH PHÚC LÀ KHI... (Tịnh Anh) “Nếu nỗi buồn là tài...