Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Cội Nguồn: Thất giác chi (bojjhanga), bảy yếu tố đưa đến tuệ ...

Cội Nguồn: Thất giác chi (bojjhanga), bảy yếu tố đưa đến tuệ ...: Khi tâm trí được tu tập, các giác chi được phát huy đầy đủ thì những lậu hoặc sẽ tự biến mất để nhường chỗ cho tâm giải thoát và tuệ giải...

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1 (Phẩm5)


PHẨM THỨ NĂM
THÀNH ĐẠO
KIM CANG THÂN
Đức Phật bảo: “Này Ca Diếp Bồ tát ! Thân Như Lai là thân thường trụ, thân bất hoại, thân kim cang, chẳng phải thân tạp thực. Thân Như Lai đích thực phải là PHÁP THÂN”.
Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: “Bạch Thế Tôn ! Những thân của Phật nói con đều chẳng thấy. Con chỉ thấy thân vô thường bại hoại, thân vi trần, tạp thực thôi. Vì rằng Như Lai sắp nhập Niết bàn”.

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Chớ cho rằng thân Như Lai vô thường bại hoại như thân phàm phu.
Ca Diếp ! Ông nên biết ! Thân Như Lai vô lượng vô số kiếp hằng hữu, luôn luôn hiện hữu, không có trong các cụm từ: tiêu tan bại hoại, mục nát, diệt vong. Vì thân Như Lai không có tướng đến, tướng đi, tướng ngồi, tướng nằm, tướng co, tướng duỗi….Thế cho nên, thân Như Lai không phải là thân tạp thực. Như Lai chẳng phải thân mà là thân. Thân Như Lai chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, không có lúc thêm lên, chẳng có lúc bớt xuống, không có lúc ra, chẳng có lúc vào. Thân Như Lai không phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải nghiệp quả, không rời nghiệp quả. Chẳng phải ngũ uẩn, không rời ngũ uẩn, chẳng phải thất đại, cũng không ngoài thất đại.Chẳng phải tâm vương, chẳng phải tâm sở, không ngoài tâm vương, tâm sở. Thân Như Lai bình đẳng hiện hữu mọi chốn mọi nơi mà cũng không trụ ở một chốn nơi nào. Vì thân Như Lai không phải là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Như Lai không phải nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, cũng không phải không nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý. Thân Như Lai không phải nhãn thức, cho đến không phải ý thức, nhưng cũng không xa lìa sáu thức ấy. Thân Như Lai vô sở trụ mà trụ tất cả chỗ, không tướng mạo mà đủ tất cả đức tướng trang nghiêm.
Như Lai cứu độ cho tất cả chúng sinh được giải thoát mà không cứu độ một chúng sinh nào. Như Lai thương tất cả chúng sinh mà không thương một chúng sinh nào. Thân Như Lai thành tựu vô lượng vô biên công đức vi diệu như vậy. Thân của Như Lai không ai biết, không ai chẳng biết, vì thân Như Lai không phải không gian, không rời ngoài không gian, không phải thời gian cũng không ngoài thời gian. Thân của Như Lai là PHÁP THÂN, là BIẾN NHẤT THIẾT XỨ. Thế cho nên nói Như Lai nhập Niết bàn, kỳ thực Như Lai chẳng nhập Niết bàn.
PHÁP THÂN NHƯ LAI thành tựu công đức vi diệu thậm thâm vô thượng…

Xem tiếp:
http://www.timhieuphatgiao.com/2011/03/ai-bat-niet-ban-kinh-tap-1-pham5.html

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Cội Nguồn: Hạt giống mặt trời

Cội Nguồn: Hạt giống mặt trời: Đa số chúng ta bước chân vào con đường tu học là vì muốn tìm một sự giải thoát nào đó, có thể là để chuyển hóa những khó khăn, khổ đau, hay...

Cội Nguồn: Hạt giống mặt trời

Cội Nguồn: Hạt giống mặt trời: Đa số chúng ta bước chân vào con đường tu học là vì muốn tìm một sự giải thoát nào đó, có thể là để chuyển hóa những khó khăn, khổ đau, hay...

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Cội Nguồn: MAI NỞ VƯỜN XƯA

Cội Nguồn: MAI NỞ VƯỜN XƯA: ... Hãy phá tan lớp mây mờ của mọi sự hoài nghi, sợ hãi. Chúng ta phải gan dạ can đảm, một phen buông sạch hết và đừng tiếc nuối hay bám v...

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Cội Nguồn: PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý

Cội Nguồn: PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý: Bất kì cái gì được tạo ra một cách có chủ ý đều bị điều kiện hóa và vô thường, trong khi cái kia thì ngược lại, không được tạo ra và bất tử....

Cội Nguồn: PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý

Cội Nguồn: PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý: Bất kì cái gì được tạo ra một cách có chủ ý đều bị điều kiện hóa và vô thường, trong khi cái kia thì ngược lại, không được tạo ra và bất tử....

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Cội Nguồn: Vượt qua khỏi Tôn giáo

Cội Nguồn: Vượt qua khỏi Tôn giáo: Trong buổi thuyết giảng ở New York, Krishnamurti có trả lời một câu hỏi rất lý thú: "... Theo một người nào đó chẳng bao giờ dẫn tới ...

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Cội Nguồn: Ứng dụng Thiền định vào đời sống thường nhật

Cội Nguồn: Ứng dụng Thiền định vào đời sống thường nhật: Làm thế nào để đưa cuộc tu của mình vào từng sinh hoạt trong mỗi phút giây đời sống? Ðó là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi ở chún...

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Điều gì xảy ra sau khi chết?




 Điều gì xảy ra sau khi chết?

Lý thuyết mới đề xuất:

Thần Thức chuyển sang Cõi khác
Việt ngữ: Minhsangzen

Một cuốn sách có tựa đề “QUY SINH ĐẠO: Sự Sống và Tâm thức là chìa khóa để ngộ Pháp giới tánh” đã khuấy động internet, bởi vì nó chứa đựng một khái niệm rằng sự Sống không kết thúc khi cơ thể chết, và nó có thể kéo dài mãi mãi. Tác giả của ấn phẩm này, nhà khoa học Tiến sĩ Robert Lanza, người được Thời báo New York Times bình chọn là nhà khoa học quan trọng thứ 3 còn sống, không nghi ngờ gì rằng điều này là có thể.



Siêu vượt không-thời gian



Lanza là một chuyên gia về y học tái sinh và giám đốc khoa học của Công ty Công nghệ Tế bào Tiên tiến. Trước đây, ông đã được biết đến với nghiên cứu sâu rộng của mình về xử lý các tế bào gốc; ông cũng nổi tiếng với một số thí nghiệm thành công về nhân bản các loài động vật đang bị nguy cơ tuyệt chủng.



Nhưng cách đây không lâu, nhà khoa học đã tham gia vào vật lý, cơ học lượng tử và vật lý thiên văn. Dung thông bừng nổ này đã sinh ra lý thuyết mới về Quy Sinh Đạo (biocentrism), mà giáo sư đã rao giảng kể từ đó. Quy Sinh Đạo dạy rằng Sự Sống và Tâm Thức là nền tảng cho Pháp giới. Chính là Tâm thức tạo ra vũ trụ sắc chất, không phải cách quẩn quanh nào khác.



Lanza chỉ vào chính cấu trúc của vũ trụ, và rằng các luật, lực và hằng số của vũ trụ dường như được tinh chỉnh cho Sự sống, ngụ ý trí tuệ tồn tại trước vật chất. Ông cũng tuyên bố rằng không gian và thời gian không phải là đồ vật hay vật thể, mà là những công cụ cho sự hiểu biết phàm tình của chúng ta. Lanza nói rằng chúng ta đeo không gian và thời gian xung quanh ta "giống như rùa với mai", nghĩa là khi cái mai (không gian và thời gian) tách ra, chúng ta vẫn còn tồn tại.



Lý thuyết ngụ ý rằng cái chết của tâm thức đơn giản không tồn tại. Nó chỉ tồn tại như một ý tưởng bởi vì mọi người tự đồng hóa mình với cơ thể. Họ tin rằng cơ thể sẽ bị hư mất, sớm hay muộn, nghĩ rằng tâm thức cũng sẽ biến mất. Nếu thân thể tạo ra tâm thức, thế thì tâm thức chết đi khi cơ thể chết. Nhưng nếu cơ thể nhận tâm thức theo cùng một cách mà một hộp cáp nhận các tín hiệu vệ tinh, thì tất nhiên tâm thức không kết thúc ở cái chết của cỗ xe sắc thân. Thực ra, tâm thức tồn tại ngoài những hạn chế về thời gian và không gian. Nó có thể ở mọi nơi: trong và bên ngoài cơ thể con người. Nói cách khác, nó là phi cục bộ theo cùng nghĩa là các đối tượng lượng tử cũng không phải là cục bộ.



Lanza cũng tin rằng đa vũ trụ có thể tồn tại đồng thời. Trong một vũ trụ, cơ thể có thể chết. Và trong một cõi khác, nó tiếp tục tồn tại, hấp thụ tâm thức di cư vào cõi ấy. Điều này có nghĩa là một người chết khi đi qua cùng một đường hầm không kết thúc ở địa ngục thiên đường, mà trong một thế giới tương tự người đó đã từng sinh sống, nhưng lần này vẫn còn sống. Và cứ thế, vô cùng. Nó gần giống như một hiệu ứng hậu kiếp kiểu búp bê vũ trụ Nga.



Đa cõi giới

Lí thuyết kỳ vọng, mà vô cùng gây tranh cãi này của Lanza có rất nhiều người ủng hộ không muốn, không chỉ những kẻ phàm tục muốn sống mãi, mà cả một số nhà khoa học nổi tiếng. Đây là những nhà vật lý và vật lý thiên văn có xu hướng đồng ý với sự tồn tại của các cõi giới song song và những người đề xuất khả năng về đa vũ trụ. Đa vũ trụ (đa cõi giới) là cái gọi là khái niệm khoa học, mà họ bảo vệ. Họ tin rằng không có luật vật lý đang tồn tại nào mà cản trở sự tồn tại của các cõi giới song song.



Người đầu tiên là một nhà văn khoa học viễn tưởng H.G. Wells vốn đã tuyên bố vào năm 1895 trong câu chuyện của mình “Cánh cửa trong tường”. Và sau 62 năm, ý tưởng này được phát triển bởi Tiến sĩ Hugh Everett trong luận án tốt nghiệp của mình tại Đại học Princeton. Về cơ bản nó đề xuất rằng tại bất kỳ thời điểm nào, vũ trụ phân chia thành vô số trường hợp tương tự. Và khoảnh khắc tiếp theo, những vũ trụ "sơ sinh" này được chia ra theo cách tương tự. Trong một số thế giới này ta có thể có mặt: đọc bài viết này trong một vũ trụ, hoặc xem TV ở một thế giới khác.



Yếu tố kích hoạt cho các cõi giới nhân bản này là hành nghiệp của chúng ta, Everett giải thích. Nếu chúng ta thực hiện một số lựa chọn, ngay lập tức một vũ trụ tách thành hai với các phiên bản kết quả khác nhau.



Trong những năm 1980, Andrei Linde- nhà khoa học từ Viện Vật lý Lebedev, đã phát triển lý thuyết về đa vũ trụ. Ông hiện là giáo sư tại Đại học Stanford. Linde giải thích: Không gian bao gồm nhiều quả cầu phồng lên, vốn gây tạo ra các quả cầu tương tự, và tới lượt chúng gây tạo ra các quả cầu về số lượng còn nhiều hơn, và cứ thế đến vô cùng. Trong vũ trụ, chúng cách nhau xa nhau. Chúng không nhận thức được sự tồn tại của nhau. Nhưng chúng đại diện cho các phần của cùng một vũ trụ vật lý.



Thực tế là vũ trụ của chúng ta không đơn độc được hỗ trợ bởi dữ liệu nhận được từ kính thiên văn vũ trụ Planck. Sử dụng dữ liệu đó, các nhà khoa học đã tạo ra bản đồ chính xác nhất về nền vi sóng, cái gọi là bức xạ nền di tích vũ trụ, vẫn tồn tại kể từ khi thành lập vũ trụ của chúng ta. Họ cũng phát hiện ra rằng vũ trụ có rất nhiều hốc tối đại diện bởi một số lỗ hổng và khoảng trống rộng lớn.



Nhà vật lý lý thuyết Laura Mersini-Houghton từ Đại học Bắc Carolina cùng các cộng sự cho rằng: các dị thường của nền vi sóng tồn tại do sự kiện là vũ trụ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các vũ trụ khác hiện hữu gần đó. Và các lỗ hổng và khoảng trống là kết quả trực tiếp của các cuộc tấn công vào chúng ta bởi các vũ trụ lân cận.



Thần thức

Vì vậy, có rất nhiều nơi hoặc các cõi khác, nơi thức có thể di cư sau khi chết, theo thuyết quy sinh đạo mới. Nhưng thần thức có tồn tại không? Liệu có bất kỳ lý thuyết khoa học nào về tâm thức có thể giải quyết thỏa đáng vụ đó không?

Theo Tiến sĩ Stuart Hameroff, một kinh nghiệm cận tử xảy ra khi thông tin lượng tử vốn sinh ra trong hệ thần kinh rời khỏi cơ thể và tan hòa vào vũ trụ. Trái ngược với các nhà duy vật về tâm thức, tiến sĩ Hameroff đưa ra một giải thích thay thế về tâm thức vốn có lẽ có thể hấp dẫn cả tâm trí khoa học hợp lý và trực giác cá nhân.



Tâm thức sống, theo Stuart và nhà vật lý người Anh Sir Roger Penrose, trong các vi ống của các tế bào não, vốn là những vị trí chính của quá trình xử lý lượng tử. Khi chết, thông tin này được giải phóng khỏi cơ thể ta, có nghĩa là thức đi cùng với nó. Họ đã lập luận rằng kinh nghiệm của chúng ta về thức là kết quả của hiệu ứng trọng lượng lượng tử trong các vi ống này, một lý thuyết mà họ gọi là Orch-OR (Tiết giảm đối tượng hòa nhạc).



Tâm thức, hoặc ít nhất là tiền ý thức (proto-consciousness/ Nguyên thần/ Vô thủy vô minh- LND) được họ lý thuyết hóa là một đặc tính cơ bản của vũ trụ, hiện diện ngay cả ở khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ trong Vụ Nổ Lớn. “Trong một kế hoạch như vậy, kinh nghiệm tiền ý thức là một đặc tính cơ bản của thực tại vật lý có thể tiếp cận được tới một quá trình lượng tử liên quan đến hoạt động của não bộ.”



Thần thức thực chất được tạo dựng từ chính tấm thảm vũ trụ- và có thể đã tồn tại từ lúc khởi thủy thời gian. Bộ não của chúng ta chỉ là những bộ thu và bộ khuếch đại cho tiền ý thức vốn là thực chất đối với tấm thảm không-thời gian. Vậy, liệu có thực sự là một phần thức vốn là phi sắc chất và sẽ sống sau cái chết của cơ thể vật chất chăng?



Tiến sĩ Hameroff đã nói trong phim tài liệu “Xuyên Hố giun” của kênh Khoa học:“Hãy nói rằng khi tim ngừng đập, máu ngừng chảy, các vi ống sẽ mất trạng thái lượng tử của chúng. Thông tin lượng tử trong các vi ống không bị phá hủy, nó không thể bị phá hủy, nó chỉ phân phối và tan vào đại vũ trụ.” Robert Lanza có lẽ thêm vào ở đây rằng nó không chỉ tồn tại trong vũ trụ, mà còn có thể tồn tại trong vũ trụ khác.



Nếu bệnh nhân được hồi sức, hồi sinh, thông tin lượng tử này có thể quay trở lại vào các vi ống và bệnh nhân nói "Tôi đã có trải nghiệm cận tử."



Ông nói thêm: “Nếu họ không hồi sinh, và bệnh nhân chết, có thể thông tin lượng tử này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể, có lẽ một cách phi xác định, như một linh hồn.”



Báo cáo về thức lượng tử này giải thích những điều như kinh nghiệm cận tử, xuất vía và thậm chí luân hồi mà không phải đụng chạm đến hệ tôn giáo. Năng lượng của thức có thể được tái chế trở lại vào một cơ thể khác tại một thời điểm nào đó, và trong thời gian đó nó tồn tại bên ngoài cơ thể sắc chất ở một cấp độ thực tại khác và có thể trong vũ trụ khác.



_Nguồn:

http://www.learning-mind.com/quantum-theory-proves-that-consciousness-moves-to-another-universe-after-death/

http://en.wikipedia.org/wiki/Biocentric_universe


Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

TIẾP XÚC THƯỢNG ĐẾ (P1)

TIẾP XÚC THƯỢNG ĐẾ (P1)
“Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ sẽ mở cho.” – Matthew 7:7.
Nếu con người không muốn biết, thì không thể nào hiểu được Thượng đế. Mọi giai đoạn tâm linh đều đưa con người ra khỏi trạng thái ảo tưởng, mà không có gì là ngăn trở cả. Một vị thánh đang nói chuyện với Thượng Đế, có thể chịu đau đớn do một vết thương ở thùy thái dương phải. Trái lại, hằng ngày, một người cuồng tín theo chủ nghĩa vô t...
Đọc tiếp