Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

(47) ĐIỀU THIỆN HẢO CAO TRỌNG VƯỢT TRÊN TỐT... - HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG BẠN

(47) ĐIỀU THIỆN HẢO CAO TRỌNG VƯỢT TRÊN TỐT... - HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG BẠN



ĐIỀU THIỆN HẢO CAO TRỌNG VƯỢT TRÊN TỐT XẤU

Có sự khác biệt nào giữa hạnh phúc và sự an bình nội tâm không?
Hạnh phúc thì lệ thuộc vào các điều kiện được xem là tích cực, còn sự an bình nội tâm thì không lệ thuộc.
Nếu thái độ và suy nghĩ của chúng ta luôn luôn tích cực, thì những biểu hiện tích cực có bộc lộ ra ở những tình huống và các biến cố trong đời sống của chúng ta không? Bạn đã thực sự biết được sự tích cực và tiêu cực là những gì không? Và bạn đã có một bức tranh toàn cảnh về chúng chưa?
Có nhiều người từ sự hạn chế trong đời sống như bị thất bại, thất bát, bệnh tật, khổ đau dưới mọi hình thức, lại biến thành người thầy vĩ đại nhất cho họ. Các bất lợi này đã dạy cho họ biết loại bỏ những hình ảnh về cái tôi giả tạm, những mục tiêu và mưu cầu có tính bề ngoài do bản ngã điều khiển. Những bất lợi này cũng đã đem lại cho họ một chiều sâu nhận thức, tính khiêm cung và lòng trắc ẩn. Chúng làm cho họ trở nên gần với chân lý hơn.
Mọi sự tiêu cực một khi đã xảy ra cho bạn, luôn ẩn chứa một bài học sâu sắc bên trong nó, dù bạn có thể không nhìn ra được ngay lúc ấy. Ngay với việc bạn bị mắc bệnh hay bị tai nạn, có thể nó cho bạn biết cái gì là thực và cái gì là không thực, cái gì là quan trọng và cái gì là không trong đời sống của bạn.
Nhìn ở góc độ cao hơn, mọi hoàn cảnh luôn luôn mang tính tích cực. Nói chính xác hơn, chẳng có gì tích cực hay tiêu cực cả. Bởi vì mọi chuyện là như vậy đó. Khi bạn có một lối sống khôn ngoan, biết sống với sự chấp nhận hoàn toàn những gì đang xảy ra, thì sẽ chẳng có cái gì gọi là “tốt” hay “xấu” trong đời sống của bạn. Vì rằng tất cả đều là điều thiện hảo cao trọng (higher good), nó chứa mọi thứ bên trong nó kể cả “cái xấu”. Tuy nhiên, ở góc độ trí năng, thì vẫn còn tồn tại sự tốt - xấu, thích - không thích, yêu - ghét. Qua đó, chẳng lạ gì trong sách Sáng Thế Ký đã diễn tả rằng Adam và Eva không còn được phép lưu lại ở “thiên đàng” một khi “đã ăn trái của cây hiểu biết thiện ác”.
Điều này nghe qua có vẻ như bạn đang chối từ sự thật và tự phỉnh gạt mình. Thực ra, bạn chẳng giả vờ hay đánh lừa bản thân mình gì cả, mà bạn đang cho phép những gì hiện hữu thực như nó đang hiện hữu, chỉ có thế thôi. Khi bạn hành động “để cho nó hiện hữu”, tức là giúp bạn vượt qua hai đối cực tích cực và tiêu cực do tâm trí tạo ra. Mà nó là một khía cạnh quan trọng của lòng vị tha. Và lòng vị tha có ở hiện tại luôn luôn quan trọng hơn có ở quá khứ. Nếu bạn biết sống độ lượng cho từng khoảnh khắc của cuộc sống, tức là bạn để cho nó mọi thứ hiện hữu như nó đang hiện hữu, thì bạn sẽ không còn tích lũy sự oán hờn dai dẳng, để rồi sau này phải mất công dung thứ.
Nhưng bạn hãy nhớ, chúng ta không đơn thuần đề cập đến hạnh phúc ở đây. Chẳng hạn, khi bạn có một người thân vừa qua đời, hay khi bạn cảm thấy cái chết của chính mình đang đến gần, bạn không thể hạnh phúc được, vì đó là điều bất khả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm thấy trong đó một sự thanh thản. Tuy bạn vẫn có thể rất buồn và đổ nhiều nước mắt khóc thương, nhưng nếu bạn gở bỏ được sự chống đối hoàn cảnh, thì dưới nỗi buồn ấy bạn vẫn cảm nhận được sự thanh thản sâu lắng, sự tĩnh lặng và tính hiện hữu thiêng liêng của nó. Đây chính là sự tỏa sáng của Thực tánh, đây chính là bình an nội tâm, là một điều thiện hảo cao trọng mà không hề có đối nghịch.
Hãy làm những việc bạn cần phải làm, nhưng đồng thời bạn nên chấp nhận những sự gì đang xảy ra, bởi vì tâm trí thì đồng nghĩa với chống đối, cho nên càng nhanh chóng chấp nhận sự thật, thì nhanh chóng giải thoát khỏi sự thống trị của tâm trí, vì thế bạn sẽ tái kết nối được với Thực tánh của mình. Hậu quả là các động cơ thông thường của bản ngã “ đang vận hành” những thứ như sợ hãi, tham lam, chiếm lĩnh, thủ thế hay sự dung dưỡng cảm giác cho bản ngã sẽ ngưng hoạt động. Lúc này trí huệ của bạn đã vượt xa hơn nhiều so với trí năng của bạn đang hiện hành, và xuất hiện một phẩm chất khác của ý thức sẽ đi vào trong hoạt động của bạn.
Hai ngàn năm trước, Marcus Aurelius, một trong những nhân vật hiếm hoi, đã từng sở hữu mọi quyền lực cũng của thế giới cũng như sự thông thái đã viết: “ Những đáp ứng thích đáng nhất cho nhu cầu của bạn là chấp nhận mọi thứ như đã được dệt nên do số mệnh của bạn”.
Trong chúng ta, hầu như hết thảy mọi người trước khi biết đến lòng vị tha, đều cần trải nghiệm những khổ đau khắc nghiệt mới cởi bỏ được sự chống đối và biết chấp nhận. Ngay khi làm vậy, thì một trong các điều kỳ diệu vĩ đại nhất sẽ xảy ra, đó là ý thức của Thực tánh đã được đánh thức thông qua những việc tưởng như là xấu ác, rồi nó chuyển hóa khổ đau thành sự an bình nội tâm. Tác dụng tối hậu của tất cả mọi sự xấu ác và đau khổ trên thế gian này là để thúc đẩy mọi người nhận ra được con người đích thực của mình vượt qua mọi danh tướng. Do đó, những gì chúng ta cho là là xấu ác từ tầm nhìn hạn chế của chúng ta, thực ra nó là một phần của điều thiện hảo cao trọng mà không chứa sự đối lập. Tuy nhiên, nó sẽ chưa thể trở thành hiện thực, một khi bạn chưa thực sự có lòng vị tha. Trước khi lòng vị tha đến, mọi điều xấu ác vẫn chưa thể được cứu chuộc, xấu ác vẫn cứ còn là xấu ác.
Qua lòng vị tha, và nhờ lòng vị tha mà bạn nhận ra được tính phi thực tế của quá khứ, bạn để cho khoảnh khắc hiện tại được hiện hữu như nó đang hiện hữu, và sẽ có một sự chuyển hóa thần kỳ không chỉ ở bên trong bạn mà còn cả ở thế giới bên ngoài nữa. Khoảng không gian tĩnh lặng sâu lắng hiện hữu tánh sẽ phát sinh bên trong bạn và chung quanh bạn. Khi đó, bất kể ai hay thứ gì đi vào trường ý thức này đểu sẽ bị ảnh hưởng. Có khi bạn có thể nhận ra rõ ràng tức thì, nhưng cũng có khi mãi sau này bạn mới nhận ra sự chuyển biến sâu sắc của nó. Làm như thế là bạn đã giải quyết được mọi mối bất hòa, đã hàn gắn được khổ đau, và xua tan được sự vô minh mà thực ra bạn chẳng cần làm gì, ngoài việc đơn giản là hãy thường xuyên hiện hữu và tích cực giữ vững tần số hiện hữu của bạn.
Eckhart Tolle – The Higher Good Beyond Good And Bad.

THIỀN QUAN SÁCH TẤN--Facebook

Facebook



THIỀN QUAN SÁCH TẤN __________
.
____ THIỀN SƯ CỔ CHUYẾT ....... Dạy Chúng : ____
--------------------------------------------------------------------------------
__ Chư Đại Đức ! Sao không khởi đại tinh tấn , ở trước Tam Bảo tha thiết phát trọng nguyện : << Nếu không rõ suốt việc sanh tử , không thấu qua cửa chư Tổ , thệ không xuống núi >>. Đến trên liên sàng dài , trước cái đơn bảy thước , treo cao đảy bát , ngồi thẳng như vách cao nghìn trượng , trọn một đời này làm cho triệt ngộ đi ....
.. Nếu ông dốc lòng như thế thì tôi quyết không dối ông . Nếu như người phát tâm không chân , chí không mãnh liệt , bên này ở mùa đông bên kia ở mùa hạ , ngày nay tiến tới , ngày mai thoái lui , lâu ngày mò bắt chẳng được . Bèn cho Bát Nhã không linh nghiệm , rồi hướng ra bên ngoài nhớ một bụng , sao một bộ , hôi như hủ mèm , người nghe đâu khỏi chán ghét ụa mửa , dù đến Đức Phật Di Lặc ra đời cũng không dính dáng gì đến việc lớn . Khổ thay ! ...
( Thiền Sư Thích Duy Lực ..... Hiệu đính ---- Nguyên Chánh .... dịch )

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

(48) TỪ BỎ MỐI QUAN HỆ VỚI CHÍNH BẢN THÂN... - HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG BẠN

(48) TỪ BỎ MỐI QUAN HỆ VỚI CHÍNH BẢN THÂN... - HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG BẠN



Khi đã hoàn toàn giác ngộ, con người có còn cần đến một mối quan hệ nào nữa không ? Người nam có còn bị hấp dẫn bởi người nữ? Người nữ có còn cảm giác không an toàn nếu không có người nam?
.........

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Về Gương Trí tuệ- Năm Trần - Ảnh từ bài viết của Năm Trần trong THIỀN TÔNG ( ZEN )

(47) Năm Trần - Ảnh từ bài viết của Năm Trần trong THIỀN TÔNG ( ZEN )


Gương trí tuệ
Vô minh diệt minh sanh
Tàng chuyển thành vô lậu
Gương trí soi mười phương
Bạch tịnh và vô cấu.
Tàng thức chuyển hóa: Vô minh diệt minh sanh, tàng chuyển thành vô lậu. Hai câu này có nghĩa là: "Khi mờ ám (vô minh) bị tiêu diệt nhờ công trình tu tập, quán chiếu thì sáng suốt (minh) phát sinh và tàng thức chuyển thành vô lậu."
Vô minh (avidya) là gốc rễ của các nhận thức sai lầm, gây ra nhiều khổ đau. Vô minh là một trong thập nhị nhân duyên hay 12 hữu chi (vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập; lục nhập duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sinh; sinh duyên lão tử.) Trong mười hai nhân duyên này, cái này liên hệ, tương quan với những cái kia: chúng ta đều tương tức tương nhập. Thực tập nhìn sâu vào bản chất tương tức tương nhập của vạn vật, vô minh có thể được chuyển hóa thành ra trí tuệ bát nhã.
Vì vô minh, vì không có hiểu biết nên mới có thế giới của hữu lậu, của sầu khổ. Có người nghĩ rằng muốn không có lão tử thì đừng có sinh, muốn không có sinh thì đừng có hữu, muốn không có hữu, không có thủ, không có ái, không có thọ, xúc, lục nhập, danh sắc, thức, hành thì phải diệt vô minh. Họ cho rằng diệt vô minh thì sạch tất cả và không còn gì cả trên cõi đời này, chỉ chờ sang thế giới khác! Nhưng chính miệng Bụt nói rằng "Vô minh diệt minh sanh." Hễ lấy bóng tối đi thì tự nhiên có ánh sáng. Muốn hay không muốn cũng vậy. Khi vô minh vắng mặt thì minh sanh, khi đó là thế giới của mầu nhiệm, của giác ngộ, của giải thoát, của niết bàn và những hạt giống hữu lậu trong tàng thức đều chuyển thành vô lậu (tàng chuyển thành vô lậu). Nói một cách khác, nhờ công trình tu tập, quán chiếu mà mờ ám tiêu diệt và sáng suốt phát sinh.
Gương trí tức là Đại Viên Cảnh Trí (ādarśa-jñāna, Great Mirror Wisdom.) Đại là lớn, viên là tròn đầy, cảnh là tấm kính, trí là trí tuệ. Đây là một tên khác của tàng thức. Chúng ta biết rằng tàng thức có nhiều tên: Nhất Thiết Chủng Thức, Dị Thục Thức, Năng Tàng hay A-đa-na Thức, Sở Tàng, Ngã Ái Chấp Tàng. Khi vô minh hoàn toàn vắng mặt, A-lại-gia chuyển hóa thành vô lậu thì tàng thức được gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Đó là một thứ ánh sáng, một thứ trí tuệ giống như một tấm gương lớn, tròn đầy, phản chiếu một cách tự do mọi hiện hữu nhiệm mầu; sanh diệt, khổ đau trở thành giải thoát, giác ngộ. Đó là ý nghĩa của câu "Gương trí soi mười phương."
Bạch tịnh và vô cấu: Bạch tịnh là trắng tinh, là trong sạch. Vô cấu là không bị ô nhiễm. Bạch tịnh thức hay vô cấu thức (amala-vijñāna) là hai tên khác của tàng thức. Có khi gọi là im-ma-la thức.
Khi học các bài tụng liên hệ với tàng thức chúng ta thấy thức thứ tám giống như đất, có công dụng giữ gìn các hạt giống, có tính cách trung hòa, không thiện không ác, có tính cách vô phú, vô ký. Còn bảy thức khác thì ví như người làm vườn có thể tác động lên đất. Tàng thức có thể trở thành thiện hay ác là do các thức khác.
Vô phú là không bị che lấp. Nếu có mặt trời chiếu, có ánh sáng, có nắng, có mưa thì những hạt giống trong đất sẽ nẩy mầm và trái đất sẽ xanh tốt. Nếu mặt trời bị mây đen che phủ, khí hậu bất hòa thì những hạt giống trong đất sẽ không nẩy mầm và trái đất sẽ không xanh tốt. Cũng tương tự, thức thứ tám làm việc một cách lặng lẽ và mầu nhiệm.
Trong khi quán chiếu tu học chúng ta tập sử dụng các thức khác để gieo trồng, tưới tẩm những hạt giống tốt cho tàng thức. Ví dụ chúng ta quán chiếu bông hoa bằng nhãn thức và ý thức, ta đưa vào tàng thức những hạt giống của sự quán chiếu đó và tàng thức bắt đầu âm thầm làm việc cũng như đất. Nếu là người làm vườn giỏi thì phải biết tin vào đất, tin vào khả năng của tàng thức. Với tư cách của người làm vườn chúng ta có thể xới đất, nhổ cỏ, bón phân nhưng điều quan trọng là phải tin rằng đất sẽ làm mọc những hạt giống trong ta. Người làm vườn giỏi cách mấy cũng không làm thay được công việc của đất. Chính đất đã giữ gìn những hạt giống và hiến tặng hoa trái. Cho nên vai trò của A-lại-gia thức trong sự tu học rất quan trọng.
Khi thầy cho một công án hay một đề tài quán chiếu thì hành giả không nên tiếp nhận bằng ý thức và không nên làm việc bằng trí năng. Trí năng chỉ là người làm vườn mà thôi, nó không thể làm được công việc của tàng thức. Khi tiếp nhận một đề tài quán chiếu của Thầy giao cho, hành giả phải đem về như một hạt giống, ươm vào đất (tàng thức) và tưới tẩm hạt giống mỗi ngày. Trong đời sống hằng ngày, đi đứng nằm ngồi, hành giả tiếp tục tưới tẩm hạt giống trong khi tàng thức giữ gìn hạt giống đó. Một buổi sớm mai thức dậy chợt thấy một bông hoa từ tàng thức nở ra, bông hoa của sự hiểu biết. Bông hoa của sự hiểu biết đó không phải do sự suy nghĩ làm ra mà do sự cống hiến của tàng thức. Nếu chỉ dùng trí năng thôi thì hạt giống sẽ héo khô.
Tu học là vậy. Không phải chỉ thực tập bằng ý thức mà thôi. Ý thức quan trọng nhưng nó chỉ như người làm vườn. Những đề tài tu học, phải vùi vào đất của tàng thức và phải tưới tẩm hằng ngày, chăm chỉ và kiên trì. Thực tập chánh niệm là tưới tẩm những hạt giống của sự tu học hằng ngày. Một buổi sáng nào đó, ta sẽ chợt hiểu, chợt thấy, chợt cởi mở và không còn bị kẹt. Do đó tàng thức đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tu học.
Ví dụ hôm qua tôi đi ngoài phố St. Foy, gặp một ông rất quen mà không nhớ tên. Trên đường về nhà tôi cố tìm tên ông ấy bằng ý thức. Chắc chắn là mình biết tên ông ta mà tìm hoài nhức đầu cũng không ra. Thôi thì tạm quên, đi đọc kinh, đọc sách, đi ngủ và quên hẳn chuyện ông đó. Nhưng trong đêm, trong khi ngủ, tàng thức làm việc. Tuy rằng ý thức ngưng nghỉ nhưng tàng thức vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy đã quên ý định nhớ tên ông ta, nhưng sáng hôm sau, trong khi đánh răng tự nhiên tên của ông ta nhảy lên ý thức trong khi không suy nghĩ. Đó là kết quả của hoạt động của thức thứ tám trong đêm.
Một ví dụ khác là hồi nhỏ, tôi ra sân một mình, thấy cái lá đẹp chìm dưới đáy lu nước, muốn lượm lên chơi nhưng cánh tay quá ngắn. Tôi lấy cái que dài thọc và quậy lên nhưng quậy cách mấy chiếc lá cũng không chịu lên. Chán quá tôi vứt que và đi chơi. Nhưng năm mười phút sau trở vào, tôi thấy chiếc lá nổi lên mặt nước. Thì ra trong khi tôi ra ngoài chơi, nước tiếp tục xoáy và đưa chiếc lá lên trên mặt nước.
Tàng thức cũng vậy. Khi tàng thức nhận lệnh của ý thức để làm một công việc nào đó thì nó sẽ làm việc suốt ngày đêm. Vậy thì thực tập thiền quán chúng ta phải tin tưởng vào tàng thức của mình. Đừng nghĩ rằng chỉ có trí năng là làm tất cả. Khi biết đường lối làm việc của tàng thức rồi thì sự tu học sẽ thành công. Chúng ta phải có đức tin nơi điều đó.
Sau bài tụng 15 này, chúng ta sẽ rời lĩnh vực của thức thứ tám để qua lĩnh vực của thức thứ bảy. Thức thứ bảy còn có tên là Ý. Tuy vậy, chúng ta phải biết rõ là không thể nào rời thức thứ tám cả. Điều này ta phải thấy liền, phản ứng liền trong đầu. Đừng bị ảnh hưởng bởi những từ, những chữ người ta nói ra rồi không thấy sự thật. Trong tinh thần tương tức, tương nhập thì trong thức thứ sáu và thứ thứ bảy có thức thứ tám, không thể tách lìa được.
Trong các bài tụng tiếp theo, trong các bài học về thức thứ bảy, thứ sáu và năm thức đầu chúng ta vẫn tiếp tục học thức thứ tám. Điều rất rõ là cái một chứa đựng cái tất cả, chỉ cần nhìn vào cái một sẽ thấy được cái tất cả. Cần thực tập tránh dùng ý niệm cắt đứt thực tại ra từng mảnh nhỏ và cho rằng mảnh này khác với mảnh kia, là độc lập với mảnh kia. Học Phật thì phải thực hành. Ngay trong khi nghe giảng cũng phải thực hành mới được. Đừng để ngôn từ và ý niệm đánh lừa.